Khái niệm cơ bản nhất trong kiến thức rộng lớn về phân tích kĩ thuật là khái niệm về xu hướng. Xu hướng trên thị trường tài chính là tấm gương phản chiếu của một hiện tượng vật lý gọi là quán tính, tức một vật đang chuyển động có xu hướng duy trì động lượng để duy trì sự chuyển động. Vì vậy, nếu giá đang tăng, giá sẽ có khuynh hướng tiếp tục tăng. Và nếu giảm, giá có khuynh hướng tiếp tục giảm.
Tất nhiên, nếu giá có thể được dự đoán một cách dễ dàng giống như dự báo đường đi của một vật thể chuyển động dọc trên một con đường bằng phẳng không ma sát chúng ta đã không cần nghiên cứu quá nhiều về TA và FA làm gì. Mặc dù vậy, dự đoán đường đi của giá là có thể mặc dù không phải lúc nào cũng chính xác 100%.
Xu hướng lên
Xu hướng xuống
Thông thường nhất, một xu hướng sẽ di chuyển theo các dạng không có quy tắc, răng cưa, zíc zắc,… nên đôi khi rất khó để nhà đầu tư nhận biết được một xu hướng. Tuy nhiên vẫn có những chỉ dẫn cơ bản cho việc xác định xu hướng.
Xu hướng có ba loại: xu hướng lên, xu hướng xuống, và không có xu hướng. Lý tưởng nhất trên đồ thị nến, một xu hướng lên có các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn. Ngược lại một xu hướng giảm sẽ có các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.
Loại xu hướng phổ biến khác là không có xu hướng. Điều này xảy ra khi giá chuyển động qua lại trong một khung nằm ngang hay khi hành động giá chuyển động bấp bênh không theo một phương hướng nào rõ ràng.
Theo lý thuyết sóng Elliott, xu hướng gồm hai loại chuyển động giá, gọi là sóng. Loại thứ nhất là sóng đẩy, đại diện cho xu hướng hiện tại. Loại thứ hai là sóng hiệu chỉnh, chuyển động ngược xu hướng chính và có tỷ lệ thoái lùi so với xu hướng chính. Về bản chất, một xu hướng đơn giản là giá thay nhau chuyển động theo hướng chính hiện tại (cùng xu hướng) và theo hướng hiệu chỉnh ngược lại (ngược xu hướng), nhưng với một điều kiện quan trọng. Nếu một xu hướng đang thực sự tồn tại, giá cần phải chuyển động chủ yếu theo xu hướng chính hiện tại hơn là theo xu hướng ngược lại.
Ảnh hưởng của khung thời gian trong việc xác định xu hướng
Một trong những vấn đề phức tạp nhất liên quan đến việc xác định xu hướng chính là khung thời gian. Các khung thời gian khác nhau thường sẽ cho thấ tín hiệu khác nhau về xu hướng. Ví dụ đồ thị tuần có thể cho thấy xu hướng tăng mạnh trong khi đồ thị ngày cho thấy xu hướng giảm rõ rệt và đồ thị giờ cho thây giai đoạn củng cố không xu hướng. Trong trường hợp các khung thời gian khác nhau cho ra những tín hiệu trái ngược nhau, điều này thường xuyên xảy ra, việc xác định xu hướng sẽ như thế nào ?
Câu trả lời phụ thuộc vào khung thời gian mà mỗi nhà giao dịch sử dụng để giao dịch. Có thể đúng khi nói rằng khung thời gian dài hơn sẽ khiến các chỉ báo xu hướng trở nên đáng tin cậy hơn, trong khi khung thời gian ngắn hơn có khuynh hướng chứa nhiều tín hiệu nhiễu, hay những giao động giá nhỏ ít tác động đến xu hướng tổng thể. Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, một nhà giao dịch trong phiên có thể lờ đi hành động giá trên đồ thị tuần vì xu hướng dài hạn hầu như không liên quan đến các nhà giao dịch trong phiên Ngược lại, một nhà đầu tư dài hạn có thể bỏ qua sự thay đổi giá trên đồ thị năm phút vì chúng có tác động rất nhỏ đến một nhà giao dịch nắm giữ vị thế trong nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí nhiều tháng.
Một giải pháp tiềm năng cho vấn đề xu hướng khi liên quan đến nhiều khung thời gian dài gấp bốn đến sáu lần khung thời gian mà chúng ta muốn giao dịch. Ví dụ, một nhà giao dịch thường phân tích đồ thị một giờ để giao dịch, đồ thị 4 giờ (dài gấp 4 lần đồ thị một giờ) nên được sử dụng để xác định xu hướng hiện hành. Nếu một nhà giao dịch phân tích đồ thị ngày để giao dịch, đồ thị tuần có thể được sử dụng để xác định xu hướng chính. Phương pháp khung thời gian dài hơn 4-6 lần làm giảm bớt sự mâu thuẫn do các tín hiệu xu hướng trái ngược nhau trên những khung thời gian khác nhau.
Kênh xu hướng song song
Như đã nói trước đây, một xu hướng lên lý tưởng, theo định nghĩa của phân tích kĩ thuật, là hành động giá tạo nên đỉnh cao hơn và đáy cáo hơn. Tương tự, một xu hướng giảm được xác nhận khi giá tạo nên đỉnh thâp hơn và đáy thấp hơn. Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp lý tưởng. Xu hướng ít khi hình thành một cách lý tưởng trên thị trường tài chính. Thông thường xu hướng có hình dạng như kênh xu hướng song song.
Đây là một mẫu hình giá hữu ích và dễ nhận diện được tạo bởi hai đường thẳng song song tiếp giáp với hành động giá, một ở phía trên và một ở phía dưới. Một kênh xu hướng lên song song sẽ dốc đi lên và tiếp giáp với các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn. Tương tự thế một kênh xu hướng xuống có độ dốc đi xuống và tiếp giáp với những đỉnh thâ hơn cũng như là những đáy thấp hơn. Do đó các loại mẫu hình xu hướng này bao gồm cả thành phấn kháng cự và chống đỡ.
Trong một kênh xu hướng lên song song, nơi giá chạm đường xu hướng ít nhất hai lần và sau đó nảy trở lên, thường được xem là cơ hội mua vào. Đường kháng cự phía trên của kênh xu hướng lên là mục tiêu lợi nhuận của nhà giao dịch đã tham gia vị thế mua.
Tương tự, trong một kênh xu hướng xuống, nơi giá chạm đường xu hướng trên ít nhất hai lần và sau đó giảm xuống, đường xu hướng trên được xem như là cơ hội để bán khống. Đường chống đỡ phái dưới của kênh xu hướng xuống là một ngưỡng lợi nhuận mục tiêu của nhà giao dịch bán khống.
Bên trong các kênh xu hướng song song, đường kháng cự trên của kênh xu hướng tăng thỉnh thoảng được xem là nơi thực hiện bán khống, và đường chống đỡ của kênh xu hướng xuống thỉnh thoảng được xem là khu vực bắt đầu mua vào. Tuy nhiên, đây rõ ràng là những giao dịch ngược với xu hướng hiện hành nên các nhà giao dịch theo xu hướng thường không quan tâm đến các tín hiệu này.
Tóm lại, xu hướng là hiện tượng rất thực tế trên thị trường tài chính, bất kể là chứng khoán, trái phiếu hay tiền tệ. Đó là bởi vì tam lý đám đông của con người chi phối tất cả các thị trường này. Nhân tố con người tiếp tục giữ xu hướng tồn tại sau khi nó đã kết thúc một cách hợp lý, và các yếu tố con người cũng chi phối động lực phía sau các khái niệm quan trọng về mức kháng cự và chống đỡ (hỗ trợ), hai khái niệm tạo nên linh hồn của phần tích kĩ thuật mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở các bài sau.
Nguồn: Essentials of Technical Analysis for Financial Markets – James Chen
Xem thêm:
Giới thiệu mô hình Island Reversal –
Upward và downward-gap tasuki –
Tín hiệu dao cắt của ba đường MA và tín hiệu răng cưa –
Giới thiệu mẫu hình Tower tops và tower bottoms –