Sau các mô hình nến Bearish Engulfing, Dark Cloud Cover hôm nay giới thiệu tiếp cho các nhà đầu tư một mô hình nến báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá nữa, đó là Evening Star hay còn gọi là mô hình nến sao hôm. Cụ thể các dâu hiệu của mẫu nến này, xin gửi tới nhà đầu tư bài viết này.
Mô hình này thường xảy ra tại đỉnh của một đợt tăng giá, sau khi nó xuất hiện giá sẽ chuyển sang xu hướng giảm.
Mô hình Evening Star gồm ba nến:
- Cây nến đầu tiên là cây nến tăng thân dài. Cây nến này xuất hiện phải sau một xu hướng tăng dài, thể hiện rằng bên cầu vẫn đang chiếm ưu thế;
- Cây nến thứ hai là cây nến tăng hoặc giảm tuy nhiên thân nến này khá ngắn. Và cây nến thứ hai phải tạo gap ở trên cây nến đầu. Tức là giá mở cửa của nến hai cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu. Phiên này tạo gap chứng tỏ rằng lực tăng vẫn được duy trì, nhưng trong phiên này giá không được đẩy đi quá xa vì kết thúc phiên giá đóng cửa chỉ xấp xỉ giá mở (thân nến ngắn). Cây nến này cho thấy sự thiếu quyết đoán của bên cầu, có thể bên này đã trở nên yếu thế hơn và ngụ ý một sự đảo chiều sắp diễn ra. Nếu cây nến thứ hai là cây nến doji cơ hội đảo chiều càng cao;
- Cây nến thứ ba là cây nến giảm thân dài. Cây nến này xác nhận rằng bên cung đã chiến thắng và chính thức kiểm soát cuộc chơi bắt đầu từ phiên này. Sau cây nến thứ ba này giá sẽ bắt đầu suy giảm.
HSG đảo chiều sau khi xuất hiện Evening Star
Mẫu nến sao hôm là một mẫu hình đảo chiều rất mạnh mẽ và chính xác, nên khi gặp mẫu hình này nhà đầu tư nên quyết định bán cổ phiếu để tránh rủi ro. Mẫu hình đảo ngược của Evening Star là mẫu hình Morning Star, cái mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài tiếp theo.
Nguồn: stockcharts
Xem thêm:
Giới thiệu mô hình nến Gapping side-by-side white lines –
Giới thiệu mô hình nến Hammer –
Giới thiệu mô hình nến Hanging man –
Giới thiệu mô hình nến Harami –
Giới thiệu mô hình nến High-price và low-pprice gapping plays –