- Cổ phiếu MidCaps là gì?
- Cổ phiếu SmallCaps? Cổ phiếu Penny là gì?
Trong bài viết này sẽ giải thích các thuật ngữ Largecap, Midcap và Smallcap cho các Nhà đầu tư mới, giúp Nhà đầu tư nhận biết được sự dịch chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người.
Thực tế, việc phân loại ra 3 nhóm cổ phiếu như trên bản chất là phân loại theo vốn hóa thị trường. Do các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tài chính lớn trên thị trường chưa có tiêu chuẩn chung về quy mô vốn hóa của các cổ phiếu. Dựa vào thực tiễn tại Việt Nam, đưa ra một số tiêu chuẩn sau:
+ LargeCaps – Cổ phiếu vốn hóa lớn: có Vốn hóa thị trường (VHTT) từ 10.000 tỷ trở lên, chiếm khoảng 60% VHTT.
Ví dụ: VNM, MSN, VIC, BVH, PLX, MWG, SAB, VJC, HPG, BHN, CTG, BID, VCB, MBB, FPT, KDC, DHG…
+ MidCaps – Cổ phiếu vốn hóa trung bình: có VHTT từ 1.000 – 10.000 tỷ, chiếm khoảng 30% VHTT.
Ví dụ: KSB, TCM, LDG, DXG, NLG, HCM, AAA, CSV, CAV, CTI, PAC, PDR…
+ SmallCaps – Cổ phiếu vốn hóa nhỏ: có VHTT từ dưới 1.000 tỷ, chiếm khoảng 10 % VHTT.
Ví dụ: KSH, TYA, HAP, PTC, VHG, TSC, SHN…
+ MicroCaps – Cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ: Có VHTT dưới 100 tỷ đồng, chiếm rất ít VHTT.
Ví dụ: TJC, PPE, PXA, BLF…
Bluechips (BCs) thuộc nhóm Largecap thường được hiểu là cổ phiếu những công ty danh tiếng, lâu đời và có tình hình tài chính vững chắc. Công ty Bluechips cũng thường được xem là ít rủi ro, ít chịu ảnh hưởng trước các biến động kinh tế. Từ Bluechips bắt nguồn từ loại thẻ đổi tiền khi chơi bài poker tại các sòng bạc Las Vegas. Còn chips là loại thẻ nhựa đổi tiền khi đánh bạc. Theo thông lệ, chips màu xanh (blue) có giá trị quy đổi cao nhất. Khái niệm này sau đó đã được ứng dụng vào thị trường chứng khoán để phân loại các cổ phiếu. Ngay tại thị trường Mỹ, các Nhà đầu tư thường nhắc đến các Bluechips tiêu biểu như: Apple (AAPL), Alphabet (GOOG), Microsoft (MSFT), Amazon (AMZN), Berkshire Hathaway (BRKB), FaceBook (FB), JPMorgan (JPM), IBM, GM, Tesla, …
Trong khi đó, Penny (PNs) thuộc nhóm Smallcap thường được hiểu là cổ phiếu có thị giá và mức vốn hóa thấp, thanh khoản kém, độ rủi ro của cổ phiếu và hoạt động kinh doanh cao. Tuy nhiên, điều này có thể gây nhầm lẫn đối với trường hợp công ty có vốn hóa lớn nhưng thị giá cổ phiếu lại thấp hoặc ngược lại. Một Penny điển hình là cổ phiếu của công ty có quy mô rất nhỏ, cổ phiếu có thanh khoản thấp và mức độ đầu cơ cao.
LargeCaps: Chiếm gần 60% Vốn hóa thị trường (VHTT)
Xét trên các tiêu chí cơ bản thì những các cổ phiếu này có hiệu quả hoạt động rất cao. Tuy nhiên, theo tiêu chí định giá thị trường thì không còn quá hấp dẫn do P/E và P/B đều đã khá cao. Về tiêu chí tăng trưởng, giá các cổ phiếu này cũng khó đạt được tăng trưởng cao khi đã tăng khá mạnh trong thời gian qua và đang đi vào giai đoạn ổn định. Các Nhà đầu tư có thể hình dung nhóm này như những chiếc xe tải hạng nặng, thường sẽ rất khó để có thể bứt phá với tốc độ cao.
Như vậy, đối với những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng thì đây chưa hẳn là những cổ phiếu hấp dẫn và tạo đột biến. Ngoài ra, khả năng “bật dậy” của những cổ phiếu này trong giai đoạn thị trường phục hồi cũng không nhiều. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này cũng có yếu tố tăng trưởng tốt và nhóm cổ phiếu LargeCaps thường đóng vai trò là các mã trụ, dẫn dắt thị trường.
Trong đầu tư thì “High risk high return” (lợi nhuận lớn thì rủi ro cao) nên việc chọn nhóm cổ phiếu LargeCaps để đầu tư sẽ giúp cho bạn tránh được các rủi ro cao, đồng thời sẽ đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn đặc biệt đối với các khoản đầu tư lớn.
Có những cổ phiếu thuộc nhóm này vẫn có những sóng tăng giá tương đối tốt trong năm.
Ví dụ: VNM, MSN, VIC, BVH, PLX, MWG, SAB, VJC, HPG, BHN, CTG, BID, VCB, MBB, FPT, KDC, DHG…
Chỉ số đại diện cho nhóm này là VN LargeCap Index.
Nhật Cường khuyến nghị NĐT nên cơ cấu tỷ trọng cao vào nhóm cổ phiếu này. (Tất nhiên là tùy từng giai đoạn thị trường để phân bổ tỷ trọng phù hợp, nhưng nhóm LargeCaps nên là nhóm ưu tiên tỷ trọng cao nhất). Đây cũng là nhóm cổ phiếu mà các Quỹ đầu tư, các Tổ chức lớn ở cả trong và ngoài nước luôn ưu tiên hàng đầu.
MidCaps: Chiếm khoảng 30% giá trị thị trường
Cơ hội đầu tư vào nhóm cổ phiếu này khá lớn khi mà các chỉ số thị trường và cơ bản khá hấp dẫn. Ngoài ra, tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn hóa vừa khá tốt do quy mô đang ở mức vừa phải và dễ phục hồi mạnh khi thị trường vào xu hướng tích cực.
Những cổ phiếu thuộc nhóm này có yếu tố cơ bản tốt thường sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Nhà đầu tư trong trung và dài hạn. Và đặc biệt, trong tương lai nếu cổ phiếu MidCaps nào có tăng trưởng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần), tăng trưởng doanh thu kép, tăng trưởng lợi nhuận tốt thì giá cổ phiếu trên sàn niêm yết sẽ tăng qua đó giúp vốn hóa công ty tăng theo và điều này sẽ giúp cho cổ phiếu đó trở thành cổ phiếu Bluechip thuộc nhóm LargeCaps.
Ví dụ: KSB, TCM, LDG, DXG, NLG, HCM, AAA, CSV, CAV, CTI, PAC, PDR…
Chỉ số đại diện cho nhóm này là VN MidCap Index.
Nhật Cường khuyến nghị Nhà đầu tư nên cơ cấu tỷ trọng cao vào nhóm cổ phiếu này (Tất nhiên là tùy từng giai đoạn thị trường).
SmallCaps: Chiếm khoảng 10% giá trị thị trường
Như vậy, cơ hội đầu tư vào nhóm cổ phiếu này thể hiện qua việc P/E và P/B khá hấp dẫn, tuy nhiên lại gặp rủi ro khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Mặc dù vậy, đây là nhóm cổ phiếu phù hợp cho việc đầu cơ do giá trị nhỏ và dễ dàng tăng trưởng khi thị trường phục hồi. Mặt rủi ro khác là thanh khoản của nhóm cổ phiếu này không ổn định, thậm chí là không có thanh khoản khi thị trường đi vào giai đoạn khó khăn. Nhà đầu tư cần phải rất thận trọng khi có ý định đầu tư vào nhóm cổ phiếu này. Đây là nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng mạnh nhất trong giai đoạn khủng hoảng và có yếu tố đầu cơ cao.
Những cổ phiếu này thường có đột biến lớn nhưng cũng thường mang nặng yếu tố làm giá, đội lái. Do có vốn hóa nhỏ nên dễ bị chi phối bởi cung cầu thị trường không hoàn hảo.
Ví dụ: KSH, TYA, HAP, PTC, VHG, TSC, SHN…
Cường xin được nhắc lại, trong đầu tư thì “High risk high return” (lợi nhuận lớn thì rủi ro cao) nên nhóm cổ phiếu này chỉ phù hợp với các Nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro lớn.
Chỉ số đại diện cho nhóm này là VN MidCap Index.
Nhật Cường khuyến nghị Nhà đầu tư nên tham gia tỷ trọng thấp ở nhóm cổ phiếu này.
Kết luận: Mỗi Nhà đầu tư đều có xu hướng, quan điểm hay trường phái đầu tư riêng. Trường phái đầu cơ hay đầu tư nắm giữ lâu dài, tất cả đều có ưu điểm và hạn chế. Đối với những nhà đầu tư giá trị, chú ý tới những yếu tố cơ bản thì họ ưu tiên chọn những cổ phiếu thuộc nhóm LargeCaps và MidCaps, ngược lại những nhà đầu cơ ưa mạo hiểm, mong muốn lợi nhuận cao, mong muốn làm giàu nhanh họ thường chọn các mã Penny trong nhóm Smallcap. Khi thị trường đi vào giai đoạn ổn định, xu hướng tốt thì dòng tiền thông minh khi chọn các mã cổ phiếu chất lượng. Ngược lại khi dòng tiền đi vào các mã cổ phiếu kém chất lượng, hàng đầu cơ, cơ bản kém thì báo hiệu một sự không ổn định, đi xuống của thị trường. Tóm lại, trong đầu tư chứng khoán việc quản trị rủi ro luôn được Nhật Cường đánh giá là yếu tố quan trọng nhất.
Bài viết liên quan:
Những bước đầu tiên để tiến hành đầu tư chứng khoán –
Những dấu hiệu khi thị trường hoặc cổ phiếu sắp đi xuống –
Những điều cần biết về tỷ suất cổ tức –