Tiếp theo phần một hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp những vấn đề cần lưu tâm khi giao dịch theo trường phái breakout. Ở cuối bài trước chúng ta đã đề cập tới vấn đề quản trị rủi ro cần đặc biệt được quan tâm, còn bài chúng ta sẽ nghiên cứu xem chiến lược cho quản trị rủi ro như thế nào là hợp lý.
Việc quản trị rủi ro, trước tiên và trên hết, là phải có chiến lược dừng lỗ phù hợp. Mặc dù chủ đề quản trị rủi ro sẽ được thảo luận ở một số bài khác, nhưng một chiến lược dừng lỗ đơn giản cho giao dịch theo điểm phá vỡ nên được trình bày trong bài này.
Mục đích của bất cứ chiến lược dừng lỗ theo phân tích kĩ thuật là đạt tại mức giá mà tại đó lý do tham gia giao dịch ban đầu bị thị trường chứng minh là sai. Trong trường hợp này, giao dịch sai cần phải nhanh chóng được đóng lại bằng một lệnh dừng lỗ. Điều này giúp bảo toàn nguồn vốn nếu thị trường di chuyển ngược lại với vị thế được mở.
Khi giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên, thị trường chứng minh lý do tham gia giao dịch ban đầu là sai khi giá thất bại khi theo hướng phá vỡ, thay vào đó, quay trở lại mức giá trước khi điểm phá vỡ giả xuất hiện. Nhưng chính xác là tại mức gái nào ? Về mặt lý thuyết, lý do để tham gia chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên được chứng minh là sai ngay khi giá quay trở lại bất cứ điểm nào trước khi xuất hiện điểm phá vỡ hướng lên. Do đó, như ví dụ trong hình trên, nếu giá phá vỡ hướng lên phía trên đường kháng cự và sau đó giật lùi trở lại phía dưới đường kháng cự, vị thế giao dịch được mở ngay lập tức bị sai. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có nhiều trường hợp hành động gái biến động bấp bênh lên trên và xuống dưới một điểm phá vỡ hướng lên quan trọng trước khi tiếp tục đi theo hướng phá vỡ. Do vậy, một chiến lược dừng lỗ cần phải có không gian đủ rộng, nghĩa là vẫn nằm phái dưới bất cứ lần điều chỉnh giảm nhỏ trong điểm phá vỡ hướng lên và vẫn nằm phía trên bất cứ lần hồi phục nhỏ nào trong điểm phá vỡ hướng xuống. Chiến lược này do đó tạo nên một lệnh dừng lỗ hợp lý theo biến động thị trường nhưng vẫn đủ không giao dịch được thực hiện.
Giống như chiến lược giao dịch theo tín hiệu giao cắt của đường trung bình động được thảo luận trong những phần trước, nhưng nhà giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên cũng sử dụng công cụ lọc tham gia giao dịch nhằm xác nhận các cơ hội giao dịch thực sự. Giống như việc chờ đợi khoảng cách giá tối thiểu sau khi có tín hiệu giao cắt của các đường trung bình động trước khi tiến hành giao dịch, những nhà giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên cũng nên chờ một khoản cách giá tối thiểu phái trên điểm phá vỡ trước khi thực hiện giao dịch. Nếu giá có một mức khoản cách tối thiểu phía trên điểm phá vỡ, hàm ý rằng tồn tại một xung lượng mạnh theo hướng phá vỡ đó.
Bất cứ công cụ lọc cho điểm phá vỡ xuất hiện sau khi hình thành hoặc hình nến phá vỡ mức chống đỡ và kháng cự đóng cửa. Một khi điểm phá vỡ hướng lên xuất hiện, nhà giao dịch sẽ chờ đợi hình thanh hoặc nến phá vỡ đóng cửa. Nếu giá đóng cửa của nến phá vỡ không nằm phái trên điểm phá vỡ, đây không được xem là điểm phá vỡ hướng lên thật. Nếu giá đóng cửa nằm phía trên điểm phá vỡ hướng lên, nhà giao dịch sẽ chờ đợi nến kế tiếp vượt qua đỉnh của nến phá vỡ (theo hướng phá vỡ) trước khi tiến hành giao dịch. Nếu hình nến kế tiếp không vượt qua đỉnh của hình thanh phá vỡ hướng lên, nhà giao dịch phải tiếp tục chờ đợi đến khi các hình thanh kế tiếp hoàn thành điều kiện này. Giống như công cụ lọc khoảng cách giá tối thiểu, công cụ lọc này cũng giúp tránh được các điểm giá phá vỡ hướng lên giả.
Một công cụ lọc khác rất xuất sắc khi sử dụng làm tín hiệu tham gia giao dịch lần thứ hai trong giao dịch theo điểm phá vỡ, là hiện tượng giật lùi/kéo ngược. Giật lùi và kéo ngược, như minh họa trong hình trên, xuất hiện khi xung lượng cảu điểm phá vỡ hướng lên bị suy yếu trong một thời gian ngắn sau khi phá vỡ, nên giá thường chuyển động quay trở lại kiểm tra lại điểm phá vỡ hướng lên. Để hiểu sự khác biệt giữa hai khái niệm này, hiện tượng giật lùi đơn giản là quay trở lại hoặc kiểm tra lại điểm phá vỡ sau khi xuất hiện điểm phá vỡ hướng lên. Ngược lại, hiện tượng kéo ngược là quay trở lại hoặc kiểm tra lại điểm phá vỡ sau khi xuất hiện điểm phá vỡ hướng xuống. Trong bất cứ hướng nào, nếu điểm phá vỡ là thật (nghĩa là tạo ra xung lượng có hướng thật sự), giá sẽ chạm vào và bật khỏi điểm phá vỡ, sau đó đảo chiều. Đối với một điểm phá vỡ thật, giá sau đó nên tiếp tục đi theo hướng phá vỡ như thể hiện tượng giật lùi và kéo ngược chưa bao giờ xuất hiện. Một số nhà giao dịch theo điểm pá vỡ sẽ chờ đợi hiện tượng giật lùi kéo ngược trước khi tiến hành giao dịch theo điểm phá vỡ. Một số nhà giao dịch khác sẽ sử dụng hiện tượng giật lùi/kéo ngược như là tín hiệu tham gia giao dịch lần thứ hai nếu bỏ lỡ tín hiệu giao dịch đầu tiên. Trong cả hai trường hợp, mức giá nên tham gia giao dịch là tại đó giá vượt qua đỉnh của cây nến phá vỡ đối với điểm phá vỡ hướng lên hoặc giá thấp hơn đáy của cây nến phá vỡ đối với điểm phá vỡ hướng xuống.
Nói chung, giao dịch theo điểm phá vỡ là một phương páp rất hữu dụng để phân tích và giao dịch trên bất kỳ thị trường tài chính nào, vì điểm phá vỡ các mức chống đỡ/kháng cự, cả tĩnh và động đều rất phổ biến trong tất cả các thị trường. Tuy nhiên, cần thực hiện tốt quản trị rủi ro để hạn chế thua lỗ do các điểm phá vỡ giả.
Nên sử dụng các lệnh dừng lỗ phù hợp nhằm thoát khỏi một vị thế giao dịch theo điểm phá vỡ và tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường chuyển động trái với kỳ vọng. Để chốt lãi hợp lý một phương pháp phổ biến khác tốt hơn so với mức chống đỡ/kháng cự kể cả tĩnh và động, là các vùng lợi nhuận mục tiêu. Ví dụ khi giá phá vỡ hướng lên phía trên một mức kháng cự, một mức kháng cự khác phía trên có thể được sử dụng làm mục tiêu giá nhằm chốt lãi toàn bộ hoặc một phần giao dịch. Một chiến lược chốt lãi khác là sử dụng phương pháp lệnh dừng lỗ động. Phương pháp này sẽ được thảo luận trong một bài khác trong tương lai, khi chúng ta nói thêm về vấn đề quản trị rủi ro.
Bên cạnh các đường thẳng nằm ngang tĩnh, đường xu hướng động và các mẫu hình đồ thị phương Tây, các công cụ kỹ thuật khác cũng có thể tạo ra các cơ hội giao dịch theo điểm phá vỡ. Nhưng công cụ này bao gồm đường trung bình động (chẳng hạn như giá giao cắt với một đường trung bình động), các dải băng đo độ biến động (ví dụ như dải băng Bollinger), các điểm pivots, các tỷ lệ fibonacci thoái lui và nhiều công cụ khác.
Một dạng phá vỡ phổ biến khác là sử dụng dải băng Bollinger. Phương pháp này gọi là giao dịch theo điểm phá vỡ độ biến động nhằm khai thác cơ hội trong giai đoạn thị trường tài chính biến động mạnh sau một thời gian biến động hẹp. Độ biến động thấp trong dải băng Bollinger được thể hiện bởi sự thắt chặt hay thu hẹp của các dải băng. Đây được gọi là hiện tượng co thắt. Điều được dự báo sau giai đoạn thị trường biến động hẹp là một sự thay đổi nhanh, bất ngờ trong độ biến động của thị trường, Do đó, các nhà giao dịch có thể tận dụng các cơ hội bùng nổ trong độ biến động bằng cách nhảy vào tham gia giao dịch một khi giá thoát khỏi sự co thắt của dải băng Bollinger.
Trong giao dịch tự động, một số loại chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ có thể được tự động hóa bằng máy tính. Ví dụ, một chiến lược mua được tự động hóa bằng cách lập trình mua nếu đỉnh cao nhất của 20 ngày bị phá vỡ hướng lên hoặc lập trình bán nếu đáy thấp nhất 20 ngày bị phá vỡ hướng xuống. Tuy nhiên, đối với nhiều dạng giao dịch theo điểm phá vỡ, có nhiều yếu tố chủ quan nên rất khó thực hiện tự động hóa. Ví dụ, phân tích đường xu hướng vốn dĩ mang tính chủ quan cao nên gặp nhiều khó khăn khi tự động hóa. Nhiều ứng dụng giao dịch theo điểm phá vỡ đòi hỏi sự phân tích và linh hoạt của một nhà giao dịch có kinh nghiệm.
Nguồn: Những công cụ thiết yếu trong PTKT.