Bên cạnh vô số biến thể tín hiệu giao cắt của đường MA và các chiến lược giao cắt khác, một dạng chiến lược khác được ứng dụng rộng rãi bởi cả những nhà giao dịch mới vào nghề cũng như các trader nhiều kinh nghiệm, là giao dịch theo điểm phá vỡ – breakout.
Toàn bộ khái niệm đằng sau chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ là giá vượt qua các mức chống đỡ và kháng cự. Khái niệm chính về sự chống đỡ (hỗ trợ) và kháng cự là trọng tâm của toàn bộ lĩnh vực phân tích kỹ thuật mà chúng ta đã cùng tìm hiểu ở bài trước.
Lý thuyết đằng sau giao dịch điểm phá vỡ là, trong điều kiện bình thường, các mức chống đỡ và kháng cự không nên bị phá vỡ. Đây là quy tắc tâm lý của thị trường tài chính. Nếu tồn tại một chất xúc tác đủ mạnh để phá vỡ một mức chống đỡ hay kháng cự bằng bất cứ cách nào, về góc độ lý thuyết, chất xúc tác này phải đủ mạnh để đẩy giá đi xa hơn theo hướng phá vỡ, do đó mang lại lợi nhuận cho những nhà giao dịch tham gia giao dịch theo điểm phá vỡ. Tất nhiên, tình huống tốt đẹp này không phải lúc nào cũng xảy ra. Thực tế, có rất nhiều điểm phá vỡ giả, nghĩa là giá phá vỡ một mức chống đỡ hay kháng cự, sau đó quay trở lại xung quanh các mức này và di chuyển theo hướng ngược lại, do đó bẫy tất cả những người vội vàng nhảy vào tìm kiếm cơ hội, đã từng đánh bại nhiều nhà giao dịch sử dụng chiến lược điểm phá vỡ ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện phương pháp giao dịch kỹ thuật.
Điểm phá vỡ hướng lên mức kháng cự tĩnh
Bất kể sự tồn tại của điểm phá vỡ giả, tính logic đằng sao giao dịch theo điểm phá vỡ là hợp lý. Khi quản trị rủi ỏ được thực hiện tốt, đây là một chiến lược mang lại mức sinh lợi cao khi giao dịch trên thị trường tài chính.
Khi thảo luận về các chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ, cần thiết phải nhớ rằng có hai dạng cơ bản của mức chống đỡ và kháng cự là: tĩnh và động. Mức chống đỡ và kháng cự tĩnh là đường thẳng nằm ngang, trong đó giá không thay đổi theo thời gian. Mức chống đỡ và kháng cự tĩnh có thể hình thành từ các lần giá quay đầu hoặc đảo chiều trong quá khứ. Mức chống đỡ và kháng cự động là các đường xu hướng tam giác, nghĩa là trong đó đường xu hướng lên tạo nên mức chống đỡ khiến giá tăng cao hơn theo thời gian trong khi đường xu hướng xuống tạo nên mức kháng cự khiến giá giảm dần theo thời gian.
Điểm phá vỡ hướng xuống mức chống đỡ tĩnh
Điểm phá vỡ hướng lên mức kháng cự động
Cơ hội giao dịch theo điểm phá vỡ có thể được tìm thấy khi giá phá vỡ bất kỳ dạng chống đỡ hoặc kháng cự nào.
Như hình minh họa đầu tiên, nếu có một mức giá nhất định trang xu hướng lên mà tại đó giá nhiều lần đảo chiều đi xuống trong quá khứ, mức giá này có thể được xem như là mức kháng cự. Nếu giá tiếp cận mức kháng cự một lần nữa, thị trường sẽ kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm trở lại vì những người tham gia thị trường cho rằng mức giá này là cao tương đối, do đó áp lực bán lớn hơn áp lực mua quanh mức giá này. Tuy nhiên, nếu tồn tại một chất xúc tác đủ mạnh trên thị trường để đẩy giá vượt lên trên mức kháng cự này, xung lực theo hướng phá vỡ có thể đủ mạnh để đẩy giá đi xa hơn nữa từ mức kháng cự. Mức tăng gái sau đó tạo nên những khoản lợi nhuận lớn cho những nhà giao dịch theo điểm phá vỡ.
Hình thứ hai cho thấy nguyên lý tương tự như là đối với xu hướng xuống. Điểm phá vỡ hướng xuống phía dưới một mức chống đỡ đã hình thành trước đó có thể là lý do để tiến hành bán khống. Khi điều này xảy ra, kỳ vọng giá sẽ tiếp tục đi xuống sau khi phá vỡ, tạo nên sự sụt giảm mà những nhà giao dịch theo điểm phá vỡ tìm kiếm.
Điểm phá vỡ hướng lên phía trên mức kháng cự động, như minh họa trong hình thứ ba, xảy ra khi một đường kháng cự hướng xuống bị phá vỡ về phía trên. Điểm phá vỡ hướng lên này là một chỉ báo khả năng đảo chiều xu hướng, nghĩa là xu hướng giảm hiện tại có thể chuyển sang xu hướng tăng. Khi các đường kháng cự hướng xuống bị phá vỡ, hàm ý rằng có một số chất xúc tác đủ mạnh để ngăn chặn đà giảm và sau đó đẩy thị trường tăng giá.
Điểm phá vỡ hướng xuống mức chống đỡ động
Tương tự, như hình minh họa thứ tư, điểm phá vỡ hướng xuống phía dưới mức chống đỡ động xảy ra khi giá phá vỡ hướng xuống dưới một đường chống đỡ hướng lên. Điểm phá vỡ hướng lên này là một chỉ báo khả năng đảo chiều xu hướng, nghãi là xu hướng tăng hiện tại chuyển thành một xu hướng giảm. Khi một đường chống đỡ hướng lên bị phá vỡ, hàm ý rằng có một số chất xúc tác đủ mạnh để ngăn chặn đà tăng và sau đó đẩy thị trường đi xuống.
Bên cạnh điểm phá vỡ hướng xuống đối với một đường chống đỡ hướng lên và điểm phá vỡ hướng lên đối với đường kháng cự hướng xuống, một dạng phá vỡ động hướng lên khác là điểm phá vỡ hướng lên trong các mẫu hình đồ thị. Hầu hết điểm phá vỡ hướng lên của mẫu hình đồ thị được xem là điểm phá vỡ hướng lên của độ biến động, trong đó vùng củng cố của độ biến động thấp trong các mẫu hình đồ thị bị phá vỡ hướng lên để chuyển sang độ biến động cao hơn và xu lượng lớn hơn. Phần lớn các mẫu hình đồ thị phương Tây là những mức chống đã và kháng cự động nên cần phải có điểm phá vỡ trước khi tiến hành giao dịch. Ví dụ, mẫu hình tam giác đòi hỏi phải có điểm phá vỡ hướng lên hoặc hướng xuống trước khi tiến hành mua hoặc bán. Tương tự, các mẫu hình cờ, mẫu hình cờ đuôi nheo, mẫu hình cái nêm và mẫu hình chữ nhật, giá cần phải phá vỡ mẫu hình trước khi đưa ra bất kỳ hành động giao dịch nào. Đối với các mẫu hình đảo chiều, yêu cầu cũng tương tự. Ví dụ, giá phải phá vỡ hướng xuống phía dưới đáy của mẫu hình đảo chiều hai đỉnh tước khi thực hiện bán khống. Cũng giống như vậy, giá phải phá vỡ hướng xuống phía dưới đường viền cổ của mẫu hình đảo chiều vai đầu vai trước khi tiến hành bán khống. Các mẫu hình đồ thị phương Tây thường xuất hiện điểm phá vỡ động trên tất cả các thị trường tài chính.
Đối với nhiều nhà giao dịch, chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên là tốt hơn so với các phương pháp giao dịch khác, vì điểm phá vỡ hướng lên với xung lượng mạnh có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhưng chỉ chấp nhận một mức rủi ro thấp. Chính vì lý do này, nhiều nhà giao dịch ưa thích chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên. Mặc dù giao dịch theo điểm phá vỡ hướng lên đúng là phương pháp giao dịch kỹ thuật mang lại lợi suất sinh lợi cao, nhưng vì sự tồn tại của điểm phá vỡ giả như nói trên, nên cần phải đặc biệt quan tâm đến quản trị rủi ro khi tiến hành giao dịch theo điểm phá vỡ.
Nguồn: Những công cụ thiết yếu trong PTKT
Xem thêm:
Giao dịch theo điểm phá vỡ – breakout, phần 2 –
Giới thiệu chỉ báo thanh khoản OBV – On Balance Volume –
Giới thiệu chiến lược giao dịch hiệu quả với pinbar –
Giới thiệu hệ thống nến Sakata của Homma –
Giới thiệu mẫu hình nến Three Black Crows –