Trường phái giao dịch theo kiểu con rùa

Vào đầu những năm 1980, Richard Dennis – một nhà giao dịch hàng hóa nổi tiếng, đã tập hợp một nhóm các nhà giao dịch cá nhân và đào tạo họ để giao dịch hàng hóa theo phương pháp theo sau xu hướng của riêng ông. Cụ thể phương pháp này, Đức Hùng xin gửi nhà đầu tư trong bài viết sau.

Richard Dennis. Nguồn: Internet

Điều này xuất phá từ việc Dennis muốn chứng minh cho bạn của ông, một nhà giao dịch hàng hóa khác tên là William Eckhardt, rằng những nhà giao dịch cá nhân tham gia tuyển chọn cho cuộc thử nghiệm này bị cuốn hút bởi những quảng cáo của các tạp chí lớn. Những người cuối cùng được lựa chọn thông qua các buổi phỏng vấn với Dennis, và họ sẽ được gọi là những Con rùa. Ý tưởng của cái tên xuất phát từ lý do Dennis vừa mới trở về từ Singapore và ông muốn huấn luyện những nhà giao dịch giống như huần luyện những con rùa.

Các quy tắc giao dịch theo sau xu hướng và Dennis đã dạy cho Con rùa hiện nay được biết đến rộng rãi. Quay trở lại những năm 1980, các quy tắc này đã giúp nhóm Con rùa kiếm hơn 100 triệu đô la lợi nhuận. Các quy tắc giao dịch này gần như dựa hoàn toàn vào phương pháp phá vỡ kênh Richard Donchian, rất đơn giản và dễ ứng dụng. Một trong những điểm khác biệt chính giữa những Con rùa thành công và không thành công là khả năng tuần thủ các quy tắc, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hoặc thiên kiến cá nhân. Nói ngắn gọn, các quy tắc tham gia giao dịch, ở mức độ cơ bản nhất, được mô tả qua hai hệ thống hướng dẫn sau.

  • Hệ thống thứ nhất (ngắn hạn): Tham gia vào vị thế mua khi giá phá vỡ hướng lên đỉnh cao nhất 20 ngày, hoặc tham gia vào vị thế bán khống khi giá bán phá vỡ hướng xuống dưới đáy thấp nhất 20 ngày. Nếu điểm phá vỡ gần nhất là điểm phá vỡ thật mà dẫn đến một giao dịch thành công thì nên lờ đi bất cứ tín hiệu tham gia giao dịch theo điểm phá vỡ hiện tại. Nếu điểm phá vỡ gần nhất là điểm phá vỡ giả (nghĩa là, giá chuyển động ngược lại vị thế được mở một mức giá xác định trước sau khi tín hiệu phá vỡ xuất hiện), tín hiệu phá vỡ hiện tại nên được thực hiện. Nếu một tín hiệu phá vỡ không được thực hiện vì một giao dịch thành công bởi điểm phá vỡ gần nhất, một giao dịch nên được thực hiện bất cứ khi nào xuất hiện tín hiệu phá vỡ 55 ngày.
  • Hệ thống thứ hai (dài hạn): Tham gia vào vị thế mua khi phá vỡ hướng lên trên đỉnh cao nhất 55 ngày, hoặc tham gia vào vị thế bán khống khi giá phá vỡ hướng xuống dưới đáy thấp nhât 55 ngày. Không giống như hệ thống thứ nhất, bất kể điểm phá vỡ gần nhất là một giao dịch thành công hay thất bại, tất cả các tín hiệu phá vỡ đều được tiến hành.

Mong rằng với trường phái giao dịch này, nhà đầu tư có thể áp dụng và kiếm lời trên thị trường chứng khoán.

Nguồn: Những công cụ thiết yếu trong PTKT.

Bài viết liên quan:

Ứng dụng của phân kì với MACD –

Upward và downward-gap tasuki –

Volkswagen: “kho báu” tiềm năng với mức giá quá hời –

Volume Spread Analysis (VSA) – phân tích về giá và khối lượng – Phần 1 –

Volume Spread Analysis (VSA) – phân tích về giá và khối lượng – Phần 2 –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Game bài đổi thưởng