Giới thiệu hệ thống nến Sakata của Homma

Đồ thị nến có lẽ đã quen thuộc với nhiều nhà đầu tư, thậm chí còn có một trường phái phân tích kĩ thuật chỉ dụng dụng nến làm chủ đạo, đó là price action. Tất nhiên các quốc gia phương tây trường phái này có đôi chút khác biệt so với trường phái nến ở Nhật Bản. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ thử nghiên cứu một hệ thống giao dịch cũng dựa trên nến của Nhật, đó là ngũ nến sakata của Homma.

Ngữ nến Sakata có sự tương đồng với sóng Elliot và lý thuyết của Wyckoff mà nhiều nhà đầu tư đã biết, tuy nhiên Sakata có một điểm khác là nó xây dựng nên chu kỳ của con sóng dựa vào thuyết âm dương ngũ hành.

Ngũ nến Sakata gồm 5 hệ thống:

thứ nhất là San Zan – 3 ngọn núi (3 đỉnh);

 

thứ hai là San Sen – 3 dòng sông (3 đáy);

 

San ku – khoảng trống của giá;

 

San pei – 3 dòng, tức là một xu hướng tăng liên tục gồm 3 đơn vị thời gian / giá. San pei xác nhận xu hướng xuất hiện.

 

và cuối cùng là San Poh – hững phần còn lại, nghĩa là sóng hiệu chỉnh được tạo từ 3 đơn vị thời gian và giá. San poh xác nhận xu hướng được tiếp tục.

 

Trong đó San Zan và San Sen là các điểm đảo chiều ở vùng đáy và vùng đỉnh;

San ku ám chỉ gap nhảy 3 lần;

San pei ngụ ý tới xu hướng của giá;

San poh là những giai đoạn nghỉ ngơi sau đợt tăng giá.

Chúng ta thấy con số 3 xuất hiện rất nhiều lần. Với người Nhật số 3 rất được tôn trọng, Homma cho rằng 3 lần là tối thiếu để ngăn ngừa các sai lầm trong giao dịch. Giá khi suy yếu sẽ xảy ra 3 lần nhảy gap đi xuống, xu hướng bắt đầu chuyển động khi có 3 lần nhảy gap tăng,…

Hệ thống Sakata thể hiện được chu kì của thị trường như sau:

 

Về cơ bản là vậy, giờ chúng ta sẽ cùng đi vào việc ứng dụng hệ thống nên Sakata vào việc mua, bán cổ phiếu cụ thể.

Nếu xuất hiện 3 ngọn núi San zan nhà đầu tư bán

Nếu xuất hiện 3 dòng sông San sen nhà đầu tư mua

Tùy tình hình xu hướng để ứng biến khi xuất hiện Gap (San ku), San pei và phản ứng tùy theo San poh.

Cụ thể, quy tắc bán khi xuất hiện San zan 3 đỉnh gần nhau

Khi breakout dưới đỉnh thứ 3 là lúc chúng ta nên bán cổ phiếu. Quy tắc này giống như mô hình vai đầu vai hay mô hình 3 đỉnh mà một số nhà đầu tư đã quen thuộc.

Ví dụ, chúng ta nên bán VCB khi đã hình thành 3 đỉnh như sau, bán tại phiên giá giảm gãy mất hỗ trợ đáy gần nhất để chính thức tạo đỉnh thứ ba với thanh khoản khá cao. Thậm chí sau khi đóng cửa dưới hỗ trợ, phiên sau giá còn xuất hiện gap.

 

VCB xuất hiện 3 đỉnh núi

Nhưng đôi khi 3 đỉnh không thực sự cần ngang bằng nhau một cách chính xác rõ ràng như sau.

 

Một cây nến đỏ xuyên thủng hỗ trợ bắt đầu đợt giảm mạnh của BID

 

vnindex Giảm sau khi xuất hiện 3 đỉnh. Mặc dù giảm có đợt tăng tiếp test lại kháng cự nhưng không thành công.

 

3 đáy của HPG không cần bằng nhau cũng đủ để ép giá bên mua chịu thua, khi giá đã rơi hồi lại cũng không thể quay lại xu hướng tăng.

Có thể hiểu đã ba lần bên mua cố gắng dành ưu thế, tuy nhiên đều bị bên bán phản công và đẩy giá ngược lại. Đến lần thứ ba thất bại bên mua đã chán nản và để cho bên bán chiếm ưu thế hoàn toàn.

Quy tắc mua khi xuất hiện 3 dòng sông (san sen)

Khi giá tạo đủ ba đáy không cần nhất thiết bằng nhau, chứng tỏ sự tích lũy đã hoàn thành và bên mua đang rục rịch chuẩn bị đứng lên giành quyền kiểm soát. Chúng ta có thể tìm những phiên breakout của thanh khoản để vào lệnh. Sau đây là một số ví dụ giá tăng sau khi đã xuất hiện 3 đáy san sen.

 

VNINDEX tạo 3 đáy thành công. Khi giá tăng vượt kháng cự sẽ tăng rất mạnh,

 

Tương tự 3 đáy với VNM

 

CTG tạo 3 đáy gần như bằng nhau, giá tăng mạnh sau khi vượt kháng cự

 

3 đáy của HPG không cần bằng nhau hay quá gần nhau nhưng vẫn có tác dụng

Quy tắc giao dịch khi xuất hiện gap San ku

Chúng ta có thể đặt mua khi thấy gap xuất hiện trong nhịp giả khi tạo 3 đáy như sau.

 

Đã thấy thấy xuất hiện gap, khi giá tạo xong 3 đáy, việc vào lệnh của chúng ta có tỉ lệ tăng lợi nhuận rất cao. Chúng ta có thể tự tin vào lệnh khi thấy có thêm gap trong mô hình. Thêm một ví dụ nữa:

 

2 gap xuất hiện trong những lần giảm giá tạo đáy.

Ngược lại ta chuẩn bị đặt bán trong trường hợp gap xuất hiện như đây. Quyết định bán nếu thực sau sau khi có gap tăng, giá tạo được 3 đỉnh. Hoặc khi nhà đầu tư thấy 3 đỉnh xuất hiện, nếu xung quanh quá trình tạo đỉnh có xuất hiện gap tăng, đấy chính là yếu tố tăng xác xuất xảy ra của việc đảo chiều.

 

Gap xuất hiện trên đường tạo đỉnh thứ ba. Đó như mộ nỗ lực cuối cùng của bên mua với mục tiêu đẩy giá.

 

Xuất hiện gap ở đợt tăng tạo đỉnh thứ 2. Mặc dù bên mua đã suy yếu nhưng vẫn cố tạo thêm được đỉnh nữa trước khi bắt đầu rơi

Quy tắc giao dịch theo tín hiệu thị trường San Poh và san pei

Đối với quy tắc này chúng ta đi theo xu hướng để kiếm lợi nhuận chứ không phải bắt đỉnh và đáy như các quy tắc ở trên.

Khi nói về một xu hướng, Homma cho rằng đối với xu hướng tăng khi xảy ra đợt điều chỉnh cần ít nhất 3 nến giảm liên tiếp sau đó sẽ xuất hiện một cây nến tăng phá vỡ xu hướng giảm của 3 cây nến đó. Đối với xu hướng giảm, Homma cho rằng cần ít nhất xuất hiện 3 nến tăng liên tục sau đó một cây nến đỏ giảm xuất hiện phá vỡ xu hướng tăng ngắn hạn vừa được tạo thành. Sau đó chúng ta vào lệnh.

Ví dụ về xu hướng tăng như sau:

 

 

Ví dụ về xu hướng giảm:

 

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về các quy tắc trong chiến lược sử dụng nến của Homma. Mong rằng các nhà đầu tư có thể ứng dụng được hệ thống giao dịch nến Sakata vào quá trình đầu tư của mình.

Xem thêm:

Giới thiệu chiến lược giao dịch hiệu quả với pinbar –

Giới thiệu hệ thống nến Sakata của Homma –

Giới thiệu mẫu hình nến Three Black Crows –

Giới thiệu mẫu hình nến Upside – gap two crows –

Giới thiệu mẫu hình Tower tops và tower bottoms –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *