Trong phân tích kĩ thuật có rất nhiều cách biểu diễn sự tăng/giảm của giá trên đồ thị, chúng ta có thể biết đến đồ thị đường, đồ thị thanh, đồ thị nến rỗng, biểu đồ vùng, Heikin Ashi,… Tuy nhiên đồ thị nến vẫn là loại đồ thị phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Trong chuỗi các bài viết về Candlesticks, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư về đồ thị nến và các loại nến Nhật.
Người Nhật Bản bắt đầu sử dụng phân tích kĩ thuật để trade trong thị trường gạo từ thế kỉ 17. Mặc dù trường phái phân tích kĩ thuật của người Nhật có một số điểm khác so với trường ở Mỹ do Charles Dow khởi xướng vào khoản năm 1900, nhưng cả 2 trường phải đều có các nguyên tắc tương đương nhau:
- “What” (sự biện động của giá) quan trọng hơn là “Why” (tin tức mới, lợi nhuận,…) ;
- Tất cả thông tin đều được phản ánh vào giá;
- Người mua và người bán tham gia thị trường với sự kì vọng và cảm xúc (nỗi sợ và sự tham lam);
- Thị trường luôn biến động;
- Giá thực tế có thể chưa phản ánh giá trị thật của cổ phiếu.
Theo Steve Nison (tác giả của cuốn sách nổi tiếng về nến Nhật – Japanese Candlestick Charting Techniques), ông cho rằng mô hình nến lần đầu tiên xuất hiện ở sau 1859. Một trader gạo người Nhật tên là Homma đến từ thị trấn Sakata đã đặt những nền móng đầu tiên cho những kiến thức về biểu đồ nến Nhật. Những ý tưởng nguyên thủy của Homma được điều chỉnh và định nghĩa lại qua nhiều năm và trở thành hệ thống đồ thị nến mà chúng ta sử dụng ngày nay. Những cụm từ phổ biến các bạn có thể đọc được như “đồ thị nến”, “đồ thị nến Nhật” hay “biểu đồ nến nhật”, “nến Nhật” thực ra cũng đều là một, đều chỉ đồ thị nến mà hầu hết chúng ta đang sử dụng trong các phần mềm phân tích kĩ thuật.
Biểu đồ Vnindex với các nến nhật. Nguồn: Amibroker
- Sự hình thành
Để tạo nên một đồ thị nến, chúng ta cần phải có thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất của cổ phiếu hay index mà bạn muốn quan sát. Phần đặc hoặc rỗng hình chữ nhật của nến chúng ta gọi là thân nến. Còn phần đường kẻ thẳng ở trên và dưới thân nến biểu hiện cho giá thấp nhất và giá cao nhất trong ngành của cổ phiếu, ta có thể gọi là râu nến, bóng nến, đuôi nến. Đây là một hình của nến cơ bản.
Nếu nến màu xanh (hoặc trắng) hôm đó là giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa. Nếu nến màu đỏ (hoặc đen) hôm ấy là giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa. Tuy nhiên màu xanh hay đỏ, hay nến rỗng/đặc chúng ta có thể tùy chỉnh theo sở thích trong các phần mềm phân tích kĩ thuật. Trong mặc định của phần mềm amibroker nến giảm là màu đỏ cà thân cả viền, nến tăng là viền xanh thân đen như sau:
Ở các bài viết của Đầu Tư Phát Đạt các biểu đồ sẽ đặt nến tăng viền xanh, nến giảm viền đỏ.
Giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu các loại nến.
- Nến thân dài bóng ngắn
Thông thường, nến có thân càng dài càng thể hiện áp lực bán từ bên cung hoặc bên cầu càng lớn. Ngược lại nến có thân càng ngắn cho thấy sự biến động của giá khá yếu và thể hiện sự củng cố của xu hướng trước đó.
Nến xanh (nến tăng) dài thể hiện áp lực mua mạnh. Thân của nến tăng càng dài khoản cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa càng lớn. Điều này ngụ ý rằng giá tăng đáng kể từ khi mở cửa đến hết phiên, bên mua rất hung hăng và đang chiếm ưu thế. Mặc dù nến xanh dài thể hiện sự tăng giá, nhưng để đánh giá chính xác chúng ta nên đặt cây nến trong góc nhìn trong cả một xu hướng. Nếu cổ phiếu sau một quá trình giảm dài có một cây nến xanh tăng dài cây nến này có thể đánh dấu một ngưỡng hỗ trợ hoặc dấu hiệu đảo chiều. Tuy nhiên nếu trước đó giá đã tăng trong một thời gian dài nến xanh thân dài có thể dẫn đến hiện tượng hưng phấn quá mức của mọi người.
Cây nến đỏ (giảm giá) thân dài thể hiện áp lực mạnh mẽ của bên bán. Thân nến giảm càng dài giá đóng cửa càng thấp so với giá mở cửa. Điều này ngụ ý rằng giá có sự suy giảm đáng kể từ khi mở cửa đến hết phiên, bên bán chiếm ưu thế. Sau một thời gian dài tăng giá, sự xuất hiện của cây nến giảm giá thân dài thể hiện một ngưỡng kháng cự hoặc đảo chiều. Trước đó giá giảm trong một thời gian khá lâu, một cây nến đỏ thân dài có thể biểu hiện sự hoảng loạn tột độ của nhà đầu tư.
Trong loại nến thân dài có trường hợp đặc biệt, đó là nến Marubozu.
Với nến Marubozu nó không có râu nến, giá đóng cửa và mở cửa chính là giá cao nhất hoặc thấp nhất phiên.
Nến Marubozu tăng có giá mở cửa bằng với giá thấp nhất, giá đóng cửa bằng giá cao nhất phiên. Điều này ngụ ý rằng bên mua kiểm soát cuộc chơi từ đầu đến cuối ngày.
Ngược lại với nến Marubozu giảm, nó có giá mở cửa bằng với giá thấp nhất, giá đóng cửa bằng giá cao nhất phiên. Cây nến này chúng tỏ bên bán giữ vai trò kiểm soát giá trong cả phiên.
Nguồn: stockcharts
Xem thêm:
Giới thiệu mô hình nến Bearish Engulfing –
Giới thiệu mô hình nến Dark Cloud Cover –
Giới thiệu mô hình nến Morning Star –
Giới thiệu mô hình Parabolic Curve –