Ngoài mô hình tam giác cân đã được nhắc tới trong bài viết trước, mô hình tiếp diễn tam giác tăng, giảm cũng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kĩ thuật. Mô hình tam giác tiếp diễn này thể hiện sự nghỉ ngơi của giá trước khi tiếp tục xu hướng. Cụ thể các dấu hiệu của mô hình xin gửi tới NĐT bài viết sau.
Cụ thể hơn mô hình tam giác tăng là 01 mô hình tiếp diễn, được xuất hiện trong 01 uptrend. Sau khi mô hình tam giác tăng được hình thành giá sẽ tiếp tục tăng.
Còn mô hình tam giác giảm xuất hiện trong downtrend, sau khi giá break khỏi tam giác này lại tiếp tục quá trình suy giảm.
Ngoài những đặc điểm tương đương với mô hình tam giác cân ở bài trước. chúng ta có thể chú ý thêm một số điều sau:
- Trong một xu hướng tăng, khi giá breakout khỏi mô hình tam giác tăng hoặc tam giác cân ta sẽ mua vào;
- Trong xu hướng giảm, khi giá breakout khỏi mô hình tam giác giảm hoặc tam giác cân ta sẽ bán ra;
- Trong khi giá tạo hình tam giác, thanh khoản sẽ luôn giảm dần. Và ở phiên breakout khỏi tam giác thanh khoản tăng vọt;
- Mục tiêu giá khi mô hình hình thành xong là: được đo bằng khoảng cách từ đỉnh / đáy của tam giác xuống đường hỗ trợ / kháng cự mà giá breakout;
- Giá sau khi breakout khỏi hỗ trợ kháng cự là 02 cạnh của tam giác, vẫn có thể quay lại test các ngưỡng này. Có thể đặt cắt lỗ nếu giá test thất bại.
Tóm lại, mô hình tam giác tiếp diễn được hình thành với thanh khoản thấp là giai đoạn tích lũy của giá trước khi tiếp tục xu hướng và nhà đầu tư có thể mua vào khi giá phá vỡ tam giác để hình thành mẫu hình. Mong rằng với những kiến thức về các mô hình tam giác nêu trên, chúng tôi có thể giúp nhà đầu tư ứng dụng để kiếm lời trong quá trình đầu tư của mình.
Bài viết liên quan:
Mua cổ phiếu Alphabet: thu nhập đánh bại kỳ vọng và giá trị nội tại đang bị đánh giá thấp –
Nhận định dấu hiệu cổ phiếu vượt cản thành công –
Nhóm cổ phiếu LargeCaps, MidCaps, SmallCaps là gì? –