Mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm thể hiện giai đoạn nghỉ ngơi của xu hướng giá cổ phiếu hiện tại. Có 2 loại nêm là nêm tăng Rising Wedge xuất hiện sau 1 quá trình giá tăng và nêm giảm Falling Wedge xuất hiện sau 1 quá trình giá giảm. Cụ thể các dấu hiệu nhận biết mô hình và cách sử dụng, xin gửi tới nhà đầu tư bài viết này.

Sau khi mô hình cái nêm hình thành đa phần giá sẽ đảo chiều, tuy nhiên đôi khi giá sẽ tiếp diễn xu hướng sẵn có. Mỗi trường hợp ra sao chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay nhé.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình nêm tăng Rising Wedge. Mô hình này xuất hiện sau 1 giai đoạn có xu hướng của giá. Nêm tăng được tạo ra khi giá đang tăng chếch lên, có những higher high và higher low. Các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ tạo nên 1 đường kháng cự, các đáy mới cao hơn đáy cũ tạo 1 đường hỗ trợ. 2 đường này dốc lên và tạo ra 1 cái nêm rộng ở phần đầu và phạm vi càng ngày càng thu hẹp dần.

Mô hình nêm tăng, ảnh: stockcharts

Với việc giá càng cô đọng chứng tỏ việc bùng nổ sắp xảy ra. Để dự đoán xu hướng tiếp diễn ra chúng ta cần quan sát giá phá vỡ nêm ở đường trendline bên trên hay bên dưới.

Chúng ta sẽ đi vào các đặc điểm của mô hình cái nêm để các bạn có thể nắm được rõ hơn

  • Xu hướng trước đó: Để có thể xác định xu hướng sau của cái nêm, trước đó giá phải thể hiện 1 xu hướng nhất định (tăng/giảm). Mô hình cái nêm thường được tạo thành trong khoản thời gian 3-6 tháng và có thể là mô hình trung hoặc dài hạn;
  • Đường kháng cự trên: Trong mô hình ta cần ít nhất 2 đỉnh để tạo đường trendline phía trên của nêm. Các đỉnh liên tiếp cần cao hơn đỉnh trước của nó (higher high);
  • Đường hỗ trợ dưới: Ít nhất cần 2 đáy để tạo đường hỗ trợ này. Các đáy sau xuất hiện phải cao hơn đáy trước (higher low)
  • Sự thu hẹp của biên độ giá: 2 đường hỗ trợ, kháng cự chúng ta vừa nói sẽ phải ngành càng đi gần nhau hơn, giá ngày càng bị bó hẹp, nhốt trong 2 đường trendline này của nêm;
  • Điểm phá vỡ nêm: Mô hình được đánh dấu là hoàn thiện khi có 1 cây nến phá vỡ đường trendline của nêm để mở đầu xu hướng mới. Trong nêm tăng nếu giá phá vỡ kháng cự trên xu hướng tiếp theo sẽ là tăng, còn nếu giá phá vỡ hỗ trợ bên dưới xu hướng tiếp theo là giảm;
  • Thanh khoản: Trong quá trình hình thành nêm thanh khoản sẽ giảm dần. Còn ở phiên breakout thoát khỏi nêm thanh khoản tăng đột biến.

Còn mô hình cái nêm giảm cũng tương tự, các dấu hiệu ngược lại so với nêm tăng. Chúng tôi sẽ minh họa nêm giảm qua hình sau:

 

Mô hình nêm giảm. Ảnh: Stockcharts

Mô hình cái nêm đôi khá khó để nhận biết và giao dịch, đôi khi cái nêm hình thành rồi chúng ta mới phát hiện ra. Vì vậy nhà đầu tư có thể sử dụng kết hợp mẫu hình nêm với dấu hiệu phân kì của giá với MACD hoặc phân kì của giá với RSI để có thể ra quyết định chính xác và kịp thời hơn.

Xem thêm:

Volume Spread Analysis (VSA) – phân tích về giá và khối lượng – Phần 2 –

Giới thiệu nến thân dài, bóng ngắn –

Giới thiệu mô hình nến Bearish Engulfing –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *