MACD là một chỉ báo khá quen thuộc với tất cả các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật. Đây là một trong những chỉ báo đầu tiên nhà đầu tư được giới thiệu khi học về trường phái phân tích đồ thị. Tuy nhiên ngoài những ứng dụng cơ bản của MACD và đường signal, thực tế còn một yếu tố nữa ít người quan tâm đó là MACD histogram (MACD – H). Trong bài hôm nay, Đầu Tư Phát Đạt xin giới thiệu 3 chiến thuật với MACD – H khá hiệu quả mà không phải nhà đầu tư nào cũng biết.
Chiến thuật đầu tiên là dùng MACD để dự đoán tiềm năng đảo chiều của giá.
MACD – H sẽ giúp ta dự đoán việc giá vượt hỗ trợ, kháng cự sắp tới hay sẽ đảo chiều ngược lại khi chạm các mốc này.
Khi giá đang tăng sắp chạm kháng cự, nếu MACD – H đang ở phân kì dương và tăng mạnh mẽ, tức là đồi MACD – H hiện tại lớn hơn hẳn các đồi MACD – H khác, rất có thể giá sẽ không vượt được kháng cự đó. Giống như việc một người chạy nhanh hết sức nhưng tới lúc khó khăn sẽ bị hết năng lượng và đuối sức. Tương tự như vậy, nếu giá tăng liên tục không có các nhịp chỉnh, hệ quả là MACD – H sẽ rất lớn, và kết quả là khi đến ngưỡng kháng cự bên mua sẽ kiệt sức và lực cung sẽ nhanh chóng đẩy giá đảo chiều tại khu vực đó.
Như trường hợp sau, khi giá tăng chạm kháng cự ở MA200. MACD – H rất lớn so với trước đó. Và quả nhiên khi chạm MA200 giá lập tức đảo chiều.
Trường hợp khi giá chạm kháng cựu tuy nhiên trước đó có sự tích lũy điều chỉnh, MACD – H chỉ tăng nhẹ hoặc vừa tăng vừa giảm nền nã rất có thể giá sẽ vượt vùng kháng cự dễ dàng. Ví dụ trường hợp của TCM, trong giai đoạn tăng MACD – H có những đợt tăng giảm tích cực để điều chỉnh hợp lý. Đến khi vượt qua vùng kháng cự đỉnh cũ, MACD cũng chỉ phân kì dương nhẹ chứ không có sự đột biến quá lớn ở MACD – H. Kết quả là giá đã vượt vùng kháng cự đánh dấu đỏ.
Trường hợp này ở lần đầu tiên giảm được khoanh đỏ với TCM khi giá giảm chạm hỗ trợ và MACD – H tăng liên tục rất mạnh, kết quả là giá được bật trở lại. Lần thứ 2 TCM giảm chạm đúng hỗ trợ đó, tuy nhiên lần này MACD không tăng quá mạnh mẽ, kết quả là giá thực sự rơi thủng mốc hỗ trợ.
Chiến thuật thứ hai là việc sử dụng MACD histogram để xác định vùng tích lũy sắp breakout tiềm năng.
Cách sử dụng MACD – H trong trường hợp này có hai nhân tố cần chú ý.
Một là khi MACD – H rất hẹp, giảm dần về mức 0 hoặc gần mức 0. Lúc này chứng tỏ giá đang co hẹp lại và sau mỗi lần co hẹp như vậy thường sẽ là một thay đổi lớn về xu hướng của giá. Và xu hướng sau mỗi đợt co hẹp sẽ rất mạnh, nếu bắt đúng nhịp sẽ mang lại lợi nhuận rất lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên lúc này chúng ta vẫn chưa nên vào lệnh vì có hai trường hợp giá thay đổi đột ngột là tăng và giảm. Chúng ta nên đợi MACD – H dân lên >0 hoặc <0 để dự đoán được xu hướng mạnh mẽ tiếp theo. Chỉ nên vào lệnh khi MACD – H tăng dần từ mốc 0 đổ lên.
Ví dụ chúng ta có thể chờ mua VNM ở vùng khoanh đỏ khi MACD đang từ mốc sát 0 dân tăng lên liên tục
Quan trọng nhất là sự kiên trì, giai đoạn MACD – H tích lũy co hẹp càng dài, khi breakout lên giá càng tăng mạnh và tăng lâu
Tương tự với CTG, chúng ta cần kiên nhẫn chờ khi nào MACD – H thực sự tăng lên và có giá trị dương mới vào lệnh đón cơn sóng lớn.
Cuối cùng, sử dụng MACD – H để xác định xu hướng
Để sử dụng được chiến thuật này, chúng ta cần quan sát MACD – H ở khung thời gian lớn hơn so với khung thời gian chúng ta thường mua bán. Nếu MACD – H ở khung thời gian lớn lớn hơn 0, chứng tỏ xu hướng lớn chủ đạo là xu hướng tăng giá, đừng đi ngược xu hướng này. Ngược lại nếu MACD –H ở khung này nhỏ hơn 0, xu hướng lớn là giảm giá.
Nếu mua bán ở khung thời gian ngày là chính, chúng ta quan sát MACD – H trong đồ thị tuần. Nếu mua bán theo khung 4h, hãy quan sát MACD – H khung ngày; mua bán khung 1h cùng với đó quan sát MACD – H khung 4h.
Ví dụ với chỉ số VNINDEX, chúng ta thường dùng đồ thị ngày để quan sát VNINDEX cũng như các cổ phiếu trên sàn. Giờ thử nhìn MACD – H ở đồ thị tuần. Cả giai đoạn được đánh dấu đỏ đang là uptrend.
MACD – H lớn hơn 0, uptren rõ ràng. Nếu trên đồ thị ngày chúng ta thấy có các đợt giảm, chứng tỏ là đợt điều chỉnh trong một xu hướng lớn là tăng giá. Ví dụ như hai đợt đánh dấu màu vàng ở trên đồ thị ngày như sau, đó chỉ là đợt điều chỉnh giảm và là cơ hội để mua vào.
Giờ thử nhìn giai đoạn MACD – H nhỏ hơn 0 trong đồ thị tuần, xu hướng lớn là giảm giá.
Giai đoạn này trên đồ thị ngày có những đợt tăng như đợt đánh dấu màu vàng ở hình dưới, nhưng cũng sẽ chỉ là cú hồi để bán ra chứ nó cũng sẽ vẫn sẽ tuân theo xu hướng tới khi xu hướng chính bị xóa bỏ hoàn toàn.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ba chiến thuật khá hữu ích của MACD Histogram trong phân tích kĩ thuật là dự đoán khả năng đảo chiều, tìm giai đoạn breakout tiềm năng và xác định xu hướng. Mong rằng nhà đầu tư có thể ứng dụng chúng một các linh hoạt trong quá trình đầu tư của mình.
Xem thêm:
Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là gì? Cách Tính? Bao nhiêu là tốt? –
Buy stop là gì? Cách cài đặt & sử dụng lệnh Buy stop –
Các câu hỏi thường gặp đối với những người đang muốn tìm hiểu về chứng khoán –
Các chỉ số tài chính thị trường, các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật –
Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản –