Cách sử dụng MACD trong phân tích kĩ thuật

Bên cạnh RSI, MACD cũng là một trong những chỉ báo được hầu hết các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật sử dụng. RSI là chỉ báo nhanh giúp dự báo xu hướng tiếp theo của giá, MACD chậm hơn thường dùng để xác nhận xu hướng cũng như sức mạnh của giá. Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các thông tin cơ bản về RSI, còn bài hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về chỉ báo còn lại MACD.

MACD là một trong những công cụ đơn giản và được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật như một chỉ báo về tín hiệu mua và bán. Mặc dù đây là 1 chỉ báo phản ứng chậm với giá nhưng mà khi đã phản ứng rất chính xác.

  • MACD được tính theo công thức sau đây: MACD = EMA (12) – EMA (26). Với EMA(t) là trung bình động trong t ngày.

Nhưng tất nhiên hiện nay các công cụ hỗ trợ phân tích kĩ thuật đều đã có vẽ sẵn MACD nên chúng ta chỉ cần quan tâm tới cách áp dụng nó để phân tích. Khi dùng MACD có 3 đường chúng ta cần chú ý, một là đường MACD như đường màu xanh da trời ở đồ thị dưới, 2 là đường Signal (được tính bằng EMA(9) của MACD) là đường màu đỏ, và thứ 3 là đường MACD = 0 hay đường zero.

Minh họa đường MACD với đồ thị của MSN.

Sau đây là một số cách sử dụng đường MACD.

  • Thứ nhất là sử dụng dấu hiệu khi MACD cắt đường signal và đường zero.

Khi ta thấy đường MACD cắt xuống phía dưới đường signal tức là có tín hiệu giá sắp đảo chiều từ tăng thành giảm và ta nên bán, và ngược lại khi MACD cắt lên trê đường signal tức là tín hiệu mua giá sắp đảo chiều từ giảm thành tăng nên ta có thể quyết định mua vào.

VD ở đây là khi MACD đã cắt đường signal từ trên xuống và ta nên bán VCB ở thời điểm này

Còn ở đây là tín hiệu nên mua vào VCB, khi MACD đi từ dưới lên lên và cắt đường signal

Bên cạnh đó có một dấu hiệu nữa cũng báo hiệu điểm mua, bán nhưng trễ hơn so với MACD cắt đường signal đó là dùng tín hiệu khi MACD cắt đường MACD=0 hay đường zero. Khi MACD đi từ dưới lê cắt đường zero tức là báo hiệu nên mua vào, còn khi MACD đi từ trên đổ xuống cắt đường zero tức là ta nên bán ra.

Còn nếu các bạn thích sự an toàn hơn có thể mua khi có cả 2 dấu hiệu trên tức là mua khi MACD hướng lên trên cắt đường zero, cắt đường signal, và bán khi MACD hướng từ trên xuống dưới và cắt đường signal và cả đường zero, nhưng chúng ta nên nhớ nếu để đến khi MACD cắt đường zero rồi mới bạn lúc này giá đã giảm quá sâu rồi do MACD giao đường trung tình zero là một tín hiệu rất trễ so với biến động của giá.

  • Cách sử dụng MACD thứ 2 là dùng tín hiệu phân kì hoặc hội tụ của MACD với đường giá.

Khi có tín hiệu này của MACD và đường giá giá đang có nguy cơ đảo chiều. Cụ thể tín hiệu phân kì là khi ta nối 2 đỉnh của MACD gần nhất của MACD được xu hướng tăng nhưng nếu nối 2 đỉnh tương ứng của đường giá được xu hướng giảm giá có thể sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng trong tương lai. Tín hiệu hội tụ là khi nối 2 đáy của MACD được xu hướng giảm nhưng 2 đáy tưởng ứng của đường giá lại hình thành xu hướng tăng giá có thể sắp đảo chiều từ giảm thành tăng.

VD như đây là dấu hiệu nên bán VCB ở giai đoạn này khi có tín hiệu phân kì

Như vậy mình đã trình bày cho các bạn về MACD và cách ứng dụng nó khi phân tích đồ thị cổ phiếu. Đường MACD đơn giản dễ sử dụng nên được nhiều nhà đầu tư tin cậy khiến MACD thường khá chính xác, nhưng các mọi người nên nhớ MACD là tín hiệu trễ và khi có các dấu hiệu của MACD này chúng ta nên thận trọng và theo dõi thêm các chỉ số khác như RSI, các đường MA, đường xu hướng để hỗ trợ cho việc ra quyết định.

Xem thêm:

Cách sử dụng MFI trong phân tích kĩ thuật –

Cách sử dụng WMA trong phân tích kỹ thuật –

Chỉ Số EPS là gì: Công thức Tính Toán Và Cách Dùng (CHUẨN) –

Chỉ số NPV là gì? Lý giải mối quan hệ giữa NPV và IRR –

Chỉ số P/B là gì? Cách tính? Đánh giá ưu nhược điểm khi dùng P/B –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *