Fibonacci Retracement là một công cụ tốt của các nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật. Nó được sử dụng để đưa ra các gợi ý về vùng giá kháng cự, hỗ trợ của cổ phiếu khi đã xác định được đỉnh và đáy.
Ảnh: Nguồn Internet
Thông thường khi 1 cổ phiếu tạo được đáy và đỉnh, quá trình tiếp theo của nó trong quá trình đi lên, đi xuống sẽ dừng lại ở vùng hỗ trợ, kháng cự tương ứng với các con số sau 0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 78.6%, 100% (các con số này được tạo ra từ dãy số Fibonacci). Tuy nhiên các mốc kháng cự, hỗ trợ là 23.6% và 78.6% thường là khá yếu, nên hay được bỏ qua khi phân tích kĩ thuật sử dụng Fibonacci Retracement. Đỉnh và đáy trong quá khứ của cố phiếu sẽ tương ứng với mốc 0% hoặc 100%. Như vậy sẽ chỉ còn 3 mốc mà chúng ta cần chú ý tới là 23.6%, 50% và 61.8%. Về độ tin cậy mốc 61.8% > mốc 23.6% > 50%. Các con số này là số phần trăm của lượng giá tăng(giảm) giữa đáy và đỉnh chứ không phải là của giá cổ phiếu hiện tại.
Ví dụ:
Giá cổ phiếu XYZ tăng từ 100,000 lên 200,000. Và sau đó cổ phiếu này đạt đỉnh ở 200,000 và bắt đầu đi xuống. Sử dụng Fibonacci chúng ta sẽ tìm ra xem giá có thể giảm về những mức giá là bao nhiêu.
- Bước 1: Chúng ta tính mức giá đã tăng được trước đó: 200,000 – 100,000=100,000
- Bước 2: Chúng ta đi tính các mốc fibo 38.2%, 50% và 61.8% của 100,000.
38.2% của 100,000 là : 38,200
50% của 100,000 là : 50,000
61.8% của 100,000 là : 61,800
- Bước 3: Tính 3 mốc giảm giá quan trọng thường thấy ở Fibonacci Retracement. Đó là giá bị giảm 38,200 hoặc 50,000 hoặc 61,800 đồng so với đỉnh (mức 200,000) .
Vậy dự đoán giá cổ XYZ sẽ giảm về giá
200,000-38,200=161,800 tương ứng Fibonacci 38.2%
200,000-50,000=150,000 tương ứng Fibonacci 50%
200,000-61,800=138,200 tương ứng Fibonacci 61.8%.
Và mốc 61.8% thường là mốc kháng cự/ hỗ trợ rất khỏe.
Tất nhiên, chúng ta sẽ không cần phải tích toán như vậy mỗi lần sử dụng Fibonacci Retracement, các phần mềm hỗ trợ phân tích kĩ thuật đều cung cấp sẵn tính năng này. Về cách vẽ ta kẻ Fibonacci từ đỉnh-đáy, hoặc đáy-đỉnh, điểm bắt đầu nằm bên trái, điểm kết thúc nằm bên phải. Giờ chúng ta sẽ đi vào minh hoạt ứng dụng Fibonacci vào 1 số cổ phiếu.
- Trường hợp 1: Khi cổ phiếu tăng từ đáy lên đỉnh, và đang trong quá trình giảm từ đỉnh.
mức giá tại đỉnh ứng với mốc 0% và mức giá tại đáy ứng với mức 100% của Fibonacci. Ta có các hỗ trợ sau, nếu hỗ trợ bị giá phá thủng nó cũng sẽ thành các kháng cự tương ứng.
- Trường hợp 2: Khi giá giảm từ đỉnh xuống đáy và đang hồi phục tăng lên.
mức giá tại đỉnh ứng với 100%, mức giá tại đáy ứng với 0%. Ta có các kháng cự sau, nếu kháng cự nào bị phá vỡ nó sẽ trở thành hỗ trợ trong tương lai.
Một số điều chúng ta cần chú ý khi sử dụng Fibonacci Retracement trong phân tích kĩ thuật:
- Fibonacci Retracement chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm kế tiếp. Tuy nhiên các mốc Fibonacci chỉ ra chỉ là vùng tham khảo, nếu nó trùng với các hỗ trợ/kháng cự được kẻ ra bởi trendline, bởi các đường MA mạnh sẽ chắn chắn hơn.
- Mức hỗ trợ/kháng cự sẽ trở thành mốc kháng cự/hỗ trợ nếu giá phá vỡ mức đó.
- Chúng ta nên giao dịch tại những mức hỗ trợ/ kháng cự mạnh của Fibonacci, là mốc 38.2%, 50% và 61.8%.
- Fibonacci không nên dùng đơn lẻ mà nên kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, MACD,…
- Trong quá khứ giá đi càng chuẩn theo Fibonacci hiện tại áp dụng fibonacci càng có tác dụng.
Tóm lại, Fibonacci là một công cụ hỗ trợ khá hữu hiệu giúp nhà đầu tư tìm được những vùng giá mà chúng ta có thể kì vọng giá dừng lại nghỉ ngơi sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Qua bài viết này, chúng tôi mong các nhà đầu tư có thể ứng dụng thành thạo Fibonacci Retracement để có được những phiên giao dịch thành công.
Xem thêm:
Cách sử dụng MACD trong phân tích kĩ thuật –
Cách sử dụng MFI trong phân tích kĩ thuật –
Cách sử dụng WMA trong phân tích kỹ thuật –
Chỉ Số EPS là gì: Công thức Tính Toán Và Cách Dùng (CHUẨN) –
Chỉ số NPV là gì? Lý giải mối quan hệ giữa NPV và IRR –