Giới thiệu chỉ báo thanh khoản OBV – On Balance Volume

Trong phân tích kĩ thuật giá và khối lượng luôn phải đi cùng nhau để đảm bảo sự tăng giá bền vững. Nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm tới giá mà bỏ quên đi việc phân tích thanh khoản, thực sự là một thiếu sót rất lớn. Ở bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chỉ báo về thanh khoản, có khả năng đi trước và dự báo xu hướng tiếp theo của giá, đó là OBV.

Khối lượng cân bằng – On Balance Volume (OBV) đo lường áp lực mua và bán dưới dạng chỉ số tích lũy, thêm khối lượng vào những ngày tăng và trừ nó vào những ngày giảm. OBV được phát triển bởi Joe Granville và được giới thiệu trong cuốn sách năm 1963 của Granville’s New Key to Stock Market Profit. Đó là một trong những chỉ số đầu tiên để đo lưu lượng âm và dương. Các nhà biểu đồ có thể tìm kiếm sự khác biệt giữa OBV và giá để dự đoán biến động giá hoặc sử dụng OBV để xác nhận xu hướng giá.

Cách tính toán OBV như sau:

  • Nếu giá đóng cửa phiên nay cao hơn giá mở cửa (nến xanh): OBV hiện tại = OBV trước + mức thanh khoản (volume) mới.
  • Nếu giá phiên đóng cửa thấp hơn giá mở (nến đỏ): OBV hiện tại = OBV trước – mức thanh khoản mới.
  • Nếu giá đóng cửa bằng giá mở cửa: OBV hiện tại = OBV trước đó.

Granville, tác giả của OBV cho rằng volume sẽ đi trước giá, bởi vậy những tín hiệu của OBV có thể làm tín hiệu dẵn dắt cho việc dự báo xu hướng giá trong tương lai. OBV tăng khi thanh khoản của phiên tăng giá cao hơn thanh khoản phiên giảm giá. OBV giảm khi thanh khoản ngày giảm giá cao hơn. OBV tăng phản ánh áp lực của thanh khoản có thể đẩy giá tăng cao hơn, ngược lại OBV giảm chứng tỏ giá có thể giảm thấp hơn. Granville lưu ý trong nghiên cứu của ông rằng OBV thường xuyên di chuyển trước biến động của giá. Trong trường hợp OBV tăng trong khi giá đang không đổi hoặc giảm, giá sẽ tăng cao trong tương lai. Còn trường hợp OBV giảm trong khi giá không đổi hoặc tăng, giá sẽ giảm trong tương lai.

Giá trị tuyệt đối của OBV không thực sự quan trọng, thay vào đó các nhà đầu tư nên tập trung vào đặc điểm của đường OBV. Đầu tiên chúng ta cần xác định được xu hướng hiện tại của OBV. Tiếp theo xem xét xem OBV hiện tại có xu hướng phù hợp với xu hướng giá chứng khoán hay không ?. Thứ ba, chúng ta tìm các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng của đường OBV. Nếu OBV phá vỡ các ngưỡng này, xu hướng của OBV sẽ thay đổi và lần break đó có thể sử dụng như một tín hiệu thay đổi của giá. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần chú ý OBV được tính dựa trên gái đóng cửa, do đó chúng ta nên quan sát OBV để ra quyết định khi đã kết thúc phiên giao dịch, và để quyết định cho đầu phiên hôm sau. Cụ thể các ứng dụng của OBV, chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng phân kì và xác nhận xu hướng.

Sử dụng phân kì của OBV và giá

Khả năng này của OBV giúp chúng ta phát hiện ra các tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của giá trong tương lai. Tất nhiên đây chỉ là dấu hiệu cần cẩn trọng, chứ không phải là khi có phân kì là 100% giá sẽ đảo chiều. Phân kì tức là giá và OBV đang đi theo hai hướng ngược nhau, và điều này ngụ ý giá sẽ đảo chiều trong tương lai gần.

Nếu OBV di chuyển tạo các đáy sau cao hơn đáy trước, còn giá lại tạo các đáy sau thấp hơn đáy trước hoặc giá đang đi ngang, rất có thể giá sẽ đảo chiều tăng trong thời gian tới.

Tín hiệu phân kì của OBV và giá: Stockcharts

Tín hiệu phân kì của OBV và giá: Stockcharts

Trong trường hợp giá tăng tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng OBV lại giảm với các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, rất có thể giá sẽ giảm trong thời gian tới.

Tín hiệu phân kì của OBV và giá: Stockcharts

Khi giá đang test các kháng cự, nếu OBV đang tạo đỉnh mới chứng tỏ dòng tiền đã được kích hoạt và giá sẽ được đẩy mạnh lên cao hơn phá vỡ kháng cự.

Nếu giá vượt đỉnh cũ, vượt kháng cựu tuy nhiên OBV chưa vượt được đỉnh cũ của nó, hoặc thấm chí OBV còn đang tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, chứng tỏ các đội tạo lập đang cố gắng thoát hàng, phân phối cổ phiếu lên những nhà đầu tư nhỏ lẻ hưng phân khi chỉ quan sát giá đã vượt đỉnh.

Giá CTG vượt đỉnh, OBV tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Sau khi OBV giảm mất hỗ trợ, giá bắt đầu giảm.

Nếu giá đang test lại hỗ trợ trong khi OBV tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, rất có khả năng hỗ trợ đó không giữa được giá nữa.

Nếu giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng OBV không giảm qua đáy cũ cứng tỏ tiền vẫn đang vào, đội tạo lập đang cố đè giá để gom cổ phiếu của những nhà đầu tư bán tháo.

Sử dụng OBV để xác nhận xu hướng giá

Trong trường hợp giá và OBV có xu hướng tương đồng nhau, trend hiện tại là bền vững, giá tăng có sự hỗ trợ của thanh khoản là xu hướng an toàn để chúng ta đầu tư.

Khi OBV phá ngưỡng kháng cự và tiếp tục tăng, chứng tỏ giá sẽ vẫn trong xu hướng tăng khi có hỗ trợ của thanh khoản.

Khi OBV tiếp tục giảm phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục giảm, chứng tỏ giá sẽ đi xuống.

OBV và xu hướng giá: stockcharts

On Volume Volume (OBV) là một chỉ báo đơn giản sử dụng khối lượng và giá cả để đo áp lực mua và áp lực bán. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng OBV để xác nhận xu hướng ủa giá hoặc tìm kiếm các phân kỳ để bán và mua tại các vùng giá có tiềm năng đảo chiều. Tất nhiên nhà đầu tư có thể sử dụng OBV kết hợp với các công cụ khác của phân tích kỹ thuật như nến, MACD, Rsi, MA,… để tăng độ chính xác của dự báo. Chúc các nhà đầu tư thành công.

Xem thêm:

Giới thiệu chiến lược giao dịch hiệu quả với pinbar –

Giới thiệu hệ thống nến Sakata của Homma –

Giới thiệu mẫu hình nến Three Black Crows –

Giới thiệu mẫu hình nến Upside – gap two crows –

Giới thiệu mẫu hình Tower tops và tower bottoms –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *