Mô hình đảo chiều hai đỉnh – hai đáy

Trong phân tích phân tích kĩ thuật đồ thị của cổ phiếu, đôi khi chúng ta thấy giá các cổ phiếu biến động theo các mô hình lặp lại chứ không đi theo hướng hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau khi hình thành được các mô hình, giá trong tương lai có sự đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng hiện tại tùy thuộc vào loại mô hình được hình thành. Các mô hình đảo chiều có mô hình hai đỉnh -hai đáy, ba đỉnh – ba đáy, vai đầu vai,…trong bài hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình đảo chiều đầu tiên: hai đáy – hai đỉnh.

Mô hình hai đỉnh – hai đáy (The double Top reversal) là một mô hình đảo chiều khá phổ biến trong phân tích kĩ thuật. Sau khi hình thành mô hình giá sẽ có sự đảo chiều rất mạnh mẽ. Như tên gọi của nó, mô hình này được tạo nên bởi hai đỉnh liên tiếp (hoặc đáy liên tiếp) gần bằng nhau, ở giữa là một khoản trũng vừa phải. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các dấu hiệu hình thành của giá và thanh khoản để có thể tạo thành mô hình hai đáy, hai đỉnh.

Mô hình hai đáy có hai đáy (không nhất thiết hai đáy phải bằng nhau) được tạo ra tại cùng một vùng giá. Sau khi hình thành giá sẽ từ xu hướng giảm đảo chiều thành tăng. Mô hình này có một swing high tạo thành một kháng cự mạnh, nếu giá vượt qua được kháng cự này, mô hình đảo chiều hình thành, chúng ta có thể tiến hành mua vào để đón đợt đảo chiều tại thời điểm này. Giá mục tiêu có thể là giá ở đường kháng cự cộng thêm đoạn chênh lệch giữa đáy gần nhất và đỉnh swing high.

Còn về thanh khoản sẽ có các dấu hiệu sau:

Ở đáy đầu tiên khối lượng cao, ở đáy thứ hai khối lượng giảm dần và có thể rất thấp so với đáy thứ nhất. Giá của đáy thứ hai có thể thấp hơn đáy thứ nhất chứ không nhất thiết phải bằng nhau hoàn toàn.

Sau khi tạo được đáy thứ hai giá tăng dần cho đến khi chạm kháng cự ở đỉnh swing high gần nhất, và thanh khoản ở giai đoạn này phải tăng dần. Thanh khoản có thể coi là nhiên liệu cho việc việc tăng giá, nếu có thanh khoản chứng tỏ lực cầu càng có chất lượng và càng quyết tâm mua. Chúng ta cần thanh khoản tăng dần để giá có thể có đà vượt kháng cự.

Cuối cùng giá sẽ có một phiên breakout thành công khán cự để thiết lập mô hình hai đáy. Ở phiên breakout này khối lượng phải cao và rất cao so với bình quân 20 phiên, thể hiện sức mạnh cự lớn từ bên cầu. Nếu phiên đó tăng giá nhưng không có thanh khoản cao có thể là bulltrap, breakout giá chứ không phải là mô hình hai đáy đã hoàn thành.

Mô hình hai đỉnh có hai đỉnh được tạo ra tại cùng một vùng giá. Mô hình này có một swing low tạo thành một khỗ trợ mạnh, nếu giá vượt qua được hỗ trợ này, mô hình coi như có hiệu lực. Sau khi hình thành mô hình giá đảo chiều từ đang tăng thành đi xuống. Dấu hiệu thanh khoản của mô hình hai đỉnh cũng tương tự so với mô hình hai đáy.

Đôi khi trong 2 mô hình hai đáy, hai đỉnh giá có sau khi breakout ra khỏi kháng cự, hỗ trợ có thể quay lại test đường kháng cự, hỗ trợ đó trước khi đảo chiều thật sự. Chúng tôi sẽ minh họa điều này trong 2 ảnh sau:

Giá test trong mô hình hai đỉnh

Giá test trong mô hình hai đáy

Như vậy qua bài hôm nay chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về mô hình đảo chiều hai đáy – hai đỉnh. Mong rằng nhà đầu tư có thể nhận biết được các dấu hiệu của giá và thanh khoản khi mô hình xuất hiện để có thể ứng dụng vào việc kiếm lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu.

Bài viết liên quan:

Mô hình đảo chiều Vai – Đầu – Vai –

Mô hình fakeout – shakeout của Linda Raschke –

Mô hình lá cờ –

Mô hình nến đảo chiều Tweezer Tops and Bottoms –

Mô hình Rounding Bottom –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Game bài đổi thưởng