Mô hình thu hẹp biến động VCP

Mô hình thu hẹp biến động – Volatility Compression Patterns (VCP) là một mô hình tăng giá hiệu quả được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Mô hình này không chỉ đưa ra dự đoán về xu hướng tăng của giá, mà còn gợi ý được các mốc giá mục tiêu ngắn hạn và ngưỡng cắt lỗ với tỉ lệ lợi nhuận/ rủi ro hấp dẫn. Cụ thể các dấu hiệu của mô hình VCP, Đầu Tư Phát Đạt xin gửi tới các NĐT bài viết này.

Mô hình thu hẹp biến động VCP được Mark Minervini giới thiệu qua cuốn sách “Think&Trade like a champion”, đây là mô hình được áp dụng rộng rãi cho việc mở vị thế mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. VCP giúp phát hiện điểm mua vào an toàn nhà cho nhà đầu tư với tỉ suất sinh lời hấp dẫn.

Để phát hiện mẫu hình thu hẹp biến động, chúng ta cần chú ý ít nhất một đường thẳng có vai trò như kháng cự gần nhất cho giá. Cách chúng ta tìm thấy mô hình VCP là việc phát hiện ra biến động của giá thu hẹp dần từ trái sang phải như hình dưới đây.

Những đợt co thắt

Không có một con số cụ thể cho những đợt co thắt cần thiết để mô hình VCP được coi như là được hình thành hoàn chỉnh, con số của những lần co thắt thường từ 2 – 7 lần. Ở Việt Nam phổ biến sau ba lần co thắt giá sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ vượt kháng cự. Điển hình nhất, chúng ta muốn thấy chiều sâu của mỗi lần co thắt của giá sẽ khoảng một nửa của lần co thắt trước.

Mô hình VCP thể hiện một sự tích lũy của giá, giá sẽ tạo dần các nền tảng cao dần trước sự bùng nổ tiếp theo. Mẫu hình này thường được hoàn thành trong vài tuần trước khi có một phiên breakout bùng nổ của cả giá lẫn thanh khoản. Nhà đầu tư có thể mua khi giá có phiên breakout khỏi đường kháng cự của VCP tăng giá, giá mục tiêu ngắn hạn của mẫu hình bằng từ đường kháng cự cộng thêm khoảng cách của độ sâu của đợt co thắt cao nhất.

Có thể hiểu mỗi đợt co thắt là những đợt tạo đáy cao dần, bên mua ngày một mạnh và sẵn sàng mua ở giá cao hơn. Các đợt cung của bên bán dần được hấp thụ. Cho đến khi bên mua đã hết kiên nhẫn và sẵn sàng mua cao hơn vùng kháng cự, giá sẽ xuất hiện nhịp breakout xác nhận mô hình được hoàn thành. Những đợt đáy cao dần cũng ngụ ý các đợt đẩy giá xuống của bên bán ngày càng yếu và không tạo được áp lực lớn kiểm soát giao dịch của cổ phiếu.

Ở Việt Nam chủ yếu sẽ xuất hiện ba đợt co thắt tạo đáy cao dần; và vì có hạn chế t+3 nên nhà đầu tư có thể cân nhắc mua ở vùng tích lũy tạo nền đáy thứ hai hoặc thứ ba để chờ kiếm lời từ phiên breakout, giá cắt lỗ ở nền đáy gần nhất.

Các phiên breakout của PLX và PNJ cần lượng thanh khoản lớn để xác nhận sức mạnh của bên mua trong việc đẩy giá thoát khỏi hỗ trợ gần nhất đường kẻ màu đỏ.

Tóm lại, mô hình thu hẹp biến động thể hiện sự tích lũy sức mạnh của bên mua trong nhịp tích lũy trước khi breakout vượt kháng cự. Qua bài viết này mong các nhà đầu tư có thể nhận diện và áp dụng mẫu hình này trong quá trình giao dịch của mình.

Bài viết liên quan:

Mô hình tiếp diễn tam giác tăng – giảm –

Mua cổ phiếu Alphabet: thu nhập đánh bại kỳ vọng và giá trị nội tại đang bị đánh giá thấp –.

Nhận định dấu hiệu cổ phiếu vượt cản thành công –

Nhóm cổ phiếu LargeCaps, MidCaps, SmallCaps là gì? –

Những bước đầu tiên để tiến hành đầu tư chứng khoán –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *