Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle hoặc Cup with Handle) là 1 mô hình báo hiệu xu hướng tăng (giảm) giá sẽ tiếp tục tiếp diễn sau khi breakout. Mô hình này được phát triển bởi William O’Neil và được giới thiệu trong cuốn sách của ông vào năm 1988: How to Make Money in Stocks. Cụ thể các dấu hiệu nhận biết cốc tay cầm, Đầu Tư Phát Đạt xin gửi tới các anh chị bài viết này.
Như cái tên của nó, mô hình này được chia làm 2 phần: Phần cái cốc và phần cái tay cầm. Cái cốc được hình thành sau 1 đợt tăng giá sau khi giảm, hình thành 1 hình dạng như cái bát vậy. Sau khi cái cốc được hình thành giá tiếp tục dịch chuyển phía bên phải của cái cốc và tạo thành 1 cái tay cầm. 1 phiên breakout khỏi vùng kháng cự cũ gần nhất là dấu hiệu của 1 đợt tăng giá mạnh sẽ tiếp diễn. Giá mục tiêu sẽ là giá từ phiên breakout cộng thêm khoản cách từ đáy của cái cốc tới kháng cự gần nhất.
Dưới đây chúng tôi sẽ thêm 1 số ảnh mô hình cốc và tay cầm cho các bạn có thể hình dung kĩ hơn:
Cốc và tay cầm được hình thành với các giai đoạn thay đổi của giá và thanh khoản như sau:
+ Giai đoạn 1: giá và thanh khoản khi đi từ A đến C sẽ tương đương nhau. Tức là giá và thanh khoản đều sẽ hình như cái cốc. Ở 2 đỉnh cốc thanh khoản cao, và thanh khoản thấp dần khi giá giảm xuống đáy. Ở đáy thanh khoản sẽ là nhỏ nhất trong cả giai đoạn này.
+ Giai đoạn thứ 2 – giai đoạn tạo tay cầm: Giá và thanh khoản đi từ D đến E cũng phải cong hình thành tay cầm.
Ở giai đoạn 1 và 2, cái cốc và cái tay cầm có thể có dạng cong chữ U hoặc chữ V.
+ Giai đoạn 3: Ngay khi giá breakout khỏi kháng cự của tay cầm với thanh khoản tăng vọt chúng ta có thể có 1 điểm mua đầu tiên. Tuy nhiên mua ở điểm này vẫn có sự mạo hiểm vì mô hình cốc tay cầm chưa thực sự hoàn thành.
+ Giai đoạn 4: Nếu các bạn ưa thích sự an toàn có thể chờ cho đến khi giá breakout khỏi kháng cự tạo bởi đỉnh A, chúng ta có 1 điểm mua tốt hơn nữa. Nếu ở điểm này có thêm sự xác nhận của thanh khoản cao càng tốt. Sau phiên breakout này, chúng ta sẽ mua vào và tận hưởng giá tăng sau hình thành mô hình cái cốc và tay cầm
+ Mục tiêu giá được tính bằng khoảng cách giữa đỉnh A và đáy cốc.
Đối với trường hợp mô hình cốc và tay cầm ngược, các bạn cũng có thể áp dụng tương tự, chỉ ngược lại là mục tiêu giá sẽ giảm chứ không phải tăng.
Nhiều nhà đầu tư ít quan tâm tới mô hình này, tuy nhiên chúng tôi cho rằng nếu các bạn không biết mô hình cốc tay cầm, thật lãng phí khi xuất hiện 1 cổ phiếu có mô hình này mà bạn không nhận ra ? Mong rằng qua bài viết hôm nay, các anh chị có thể có thêm 1 mô hình hữu dụng vào sổ tay đầu tư của mình nhé.