Cách sử dụng WMA trong phân tích kỹ thuật

Có 2 đường trung bình động là SMA và EMA mà nhiều nhà đầu tư đã quen thuộc. Nhưng SMA và EMA đều có những nhược điểm của mình như chúng ta đã tìm hiểu trong bài viết về các đường MA. Tuy nhiên vẫn còn 1 đường MA nữa giúp khắc phục được cả 2 nhược điểm của EMA và SMA, đó là WMA.

Nhiều nhà đầu tư đã biết đến cách sử dụng đường MA để xác định xu hướng của cổ phiếu, phổ biến khi nhắc tới đường MA thì nhiều người nhớ đến SMA và đường EMA nhưng thực ra còn một MA nữa cũng khá hiệu quả đó là đường WMA ( Weighted Moving Averages) mà hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về nó.

Bản thân mỗi loại đường MA đều có những ưu điểm nhược riêng. Đường SMA là đường phổ biến nhất nhưng trong ngắn hạn nó có nhược điểm khá lớn đó là khi tính toán nó coi trọng số của giá tất cả các ngày là như nhau, vì vậy độ nhạy khá thấp nếu gần đây có những biến động lớn của giá, nhưng chính vì thế nó lại tin cậy hơn trong dài hạn giúp ta tránh được các bẫy kéo xả, bull-trap trên thị trường. Còn đường EMA thì nó có ưu điểm là phản ánh rất nhanh các biến động của giá, nhất là các giá gần hiện tại vì nó coi các giá càng gần càng có trọng số cao hơn. Nhưng vì phản ánh nhanh như vậy thì nhà đầu tư dùng EMA dễ bị mắc phải các bẫy bull trap trên thị trường, khi giá tăng lên đột ngột EMA báo dấu hiệu mua vào nhưng đôi khi thực ra đó chỉ là bẫy thay đổi giá tăng lên ngắn hạn sau khi bị xả ra thì lại giảm về như cũ.

Còn với đường WMA thì nó khắc phục được cả 2 nhược điểm của EMA và SMA, nó vừa phản ứng nhạy hơn với sự thay đổi của giá, vừa giúp ta tránh được các bẫy tăng giá do đội lái đánh lên. Lý do là vì đường WMA tính toán với trọng số của các bước giá có thanh khoản cao lớn hơn trọng số của các phiên giá thanh khoản thấp, như vậy WMA đặt nặng yếu tố chất lượng của dòng tiền của cổ phiếu. Và vì giá nào có khối lượng càng cao thì càng đáng tin cậy nên khi sử dụng WMA xác định xu hướng , hay làm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cũng chính xác hơn. WMA cho tín hiệu về giá nhạy hơn là do ở những phiên có tín hiệu giá tăng cùng với dòng tiền vào mạnh thì WMA đặt nặng trọng số những phiên này hơn như vậy phản ánh rất nhanh hơn hẳn các đường MA khác. Vì thế dùng WMA ta sẽ sớm nhận ra điểm nên mua vào, bán ra hơn so với các đường MA khác.

Về sử dụng WMA thì cũng tương tự các đường MA khác. Khi đường giá cắt đường WMA thì ta có thể mua vào ngược thì khi giá cắt WMA đổ từ trên xuống thì nên bán ra. Khi giá đi lên cắt đường WMA ngắn, dài hạn đi cùng với đó thì đường WMA ngắn hạn cũng cắt WMA dài hạn thì là dấu hiệu của xu hướng tăng đang được hình thành và ngược lại.
Tóm lại Đầu Tư Phát Đạt đã giới thiệu cho các bạn về WMA và các đặc điểm của nó. Mong rằng nhà đầu tư đã có thêm một chỉ báo khác hiệu quả trong việc phân tích kĩ thuật.

Xem thêm:

Giới thiệu về Bulltrap và cách tránh bulltrap –

Chỉ Số EPS là gì: Công thức Tính Toán Và Cách Dùng (CHUẨN) –

Chỉ số NPV là gì? Lý giải mối quan hệ giữa NPV và IRR –

Chỉ số P/B là gì? Cách tính? Đánh giá ưu nhược điểm khi dùng P/B –

Chỉ số P/E là gì? 5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Game bài đổi thưởng