Hỗ trợ và kháng cự và cách sử dụng Trendline

Hỗ trợ và kháng cự là 2 khái niệm quan trọng mà nhà đầu tư theo trường phái kĩ thuật nào cũng nên biết. Và một trong các cách xác định 2 ngưỡng này là dùng trendline. Cụ thể các xác định hỗ trợ kháng cự theo trendline và ứng dụng các đường này trong phân tích, Đầu Tư Phát Đạt xin gửi tới các anh chị bài viết này.

Theo trường phái phân tích kĩ thuật, có 2 khái niệm khá cơ bản là ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Trong đó ngưỡng hỗ trợ là giá, hoặc vùng giá mà khi giá hiện tại giảm chạm vào ngưỡng đó có xu hướng bật ngược tăng trở lại. Còn ngưỡng kháng cự là giá hay vùng giá mà khi đường giá hiện tại tăng đến ngưỡng đó có xu hướng bật ngược giảm.

Có nhiều phương pháp xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, nhưng hôm nay dautuphatdat sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách xác định các ngưỡng này, đó là sử dụng đường trendline. Đường trendline (đường xu hướng) là đường nối 2 hay nhiều đỉnh hoặc đáy của đường giá trong quá khứ. Nhiều người tin rằng đường trendline này vẽ ra các vùng mà khi giá chạm vào sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục xu hướng.

Có 3 dạng đường trendline: Đường trendline xu hướng tăng (có độ dốc lên), trendline xu hướng giảm (có độ dốc xuống) và trendline xu hướng đi ngang (gần như nằm ngang, độ dốc không đổi). Dưới đây là minh họa các đường trendline.

Ảnh: Nguồn Internet

Về cách vẽ trendline:

+ Vẽ trendline đi qua cả các râu nến chứ đừng nên chỉ vẽ khi cắt giá đóng cửa. Nhưng không phải lúc nào cũng bắt buộc phải vẽ chính xác tuyệt đối trendline đi qua tất cả các râu nến một cách máy móc.

+ Vẽ trendline tăng nối cách đỉnh làm kháng cự đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Vẽ trendline tăng nối các đáy là hỗ trợ đáy sau phải cao hơn đáy trước và đỉnh sau cũng cao hơn đỉnh trước.

+ Vẽ trendline giảm nối các đỉnh làm kháng cự đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Vẽ trendline giảm nối các đáy làm hỗ trợ đáy sau thấp hơn đáy trước.

Chiến thuật chúng ta có thể sửa dụng là mua tại vùng giá sắp chạm hỗ trợ, và bán tại vùng giá sắp chạm kháng cự.

Ví dụ có thể mua vào MBB tại điểm khi giá chạm hỗ trợ trendline tăng ở đáy.

Nên bán HPG nếu còn giữ tại các điểm đáy chạm kháng cự trendline giảm

Có thể canh bán MBB ra khi giá sắp chạm kháng cự trendline xu hướng đi ngang:

Có một số điểm mà các bạn cần lưu ý khi sử dụng đường xu hướng, đó là:

  • Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để kẻ được 1 đường trendline đúng cách nhưng đường trendline này cần từ 3 điểm trở lên để xác nhận xem nó có thực sự là 1 đường xu hướng đáng tin cậy hay không ?
  • Đường trendline có độ dốc càng cao độ tin cậy sẽ càng thấp, tức là khả năng bị phá vỡ sẽ cao hơn.
  • Đường xu hướng càng được giá kiểm định qua nhiều lần mà chưa bị phá vỡ (tức là giá chạm vào bật ngược xu hướng) càng đáng tin cậy
  • Nên sử dụng vùng hỗ trợ, vùng kháng cự (khoảng giá) xung quanh trendline chứ không nên sử dụng một mức giá cụ thể làm kháng cự hoặc hỗ trợ.

Ví dụ như đây là cả vùng kháng cự của MMB

  • Khi ngưỡng hỗ trợ / kháng cự bị phá vỡ nó sẽ trở thành ngưỡng kháng cự / hỗ trợ mới.

Tóm lại, hỗ trợ và kháng cự là các ngưỡng tiềm năng giá có thể phản ứng tại đó, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể thay đổi cho nhau khi giá phá vỡ ngưỡng đó. Qua bài này chúng tôi mong việc sử dụng trendline sẽ giúp các bạn có thể tìm được điểm mua, bán hiệu quả hơn khi giao dịch dựa vào hỗ trợ hoặc kháng cự trên đồ thị giá.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán online nhanh nhất –

IBM, Oracle: 2 cổ phiếu AI đáng để bạn xuống tiền mua ngay –

ICO là gì? Có nên đầu tư vào các dự án ICO hay không? –

Là fan hâm mộ của cổ tức? Hãy cân nhắc mua vào Vua Cổ tức Coca-Cola –

Lãi suất kép là gì? Cách tính và ứng dụng (HIỆU QUẢ NHẤT) –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *