Linh hồn của TA – Mức hỗ trợ và kháng cự

Tương tự như xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự cũng là những khái niệm cơ bản rất quan trọng trong phân tích kĩ thuật. Cặp đôi hỗ trợ và kháng cự của tâm lý thị trường luôn song hành với nhau và không thể tách rời, chúng tạo nên cấu trúc cơ bản của hành động giá trong tất cả các thị trường tài chính. Khái niệm mức hỗ trợ và kháng cự có thể dễ dàng hiểu được nhưng rất khó nắm bắt ý nghĩa của khái niệm này.

Mức hỗ trợ và kháng cự là hai mặt của một vấn đề. Chúng cũng có thể được xem như hai mặt đối lập. Mức hỗ trợ có thể được ví như giá sàn, trong khi mức kháng cự có thể xem như giá trần. Mức hỗ trợ được xác định khi áp lực tăng giá xuất hiện trở lại bởi bên mua ròng tại những mức giá thấp. Tương tự, mức kháng cự được xác định khi áp lực giảm giá xuất hiện trở lại bởi bên bán ròng tại các mức giá cao hơn.

Về mặt lý thuyết, sự xuất hiện của áp lực tăng giá và áp lực giảm giá là do một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tâm lý đám đông. Cụ thể hơn, sự tồn tại của các mức hỗ trợ và kháng cự cũng như khả năng mô tả hành động giá xuất phát từ trí nhớ của những người tham gia thị trường và cảm xúc của con người.

Trong khía cạnh trị nhớ về giá, các mức hỗ trợ và kháng cự bền vững sẽ xuất hiện bởi vì những nhà giao dịch lớn nhỏ ghi nhớ những mức giá cụ thể và họ sẽ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên việc so sánh mức giá hiện tại là thấp hay cao so với mức giá họ nhớ. Điều thường thấy nhất ở những nhà giao dịch là mua tại các mức giá mà họ xem là tương đối thấp (mức hỗ trợ) và bán tại các mức giá mà họ xem là tương đối cao (mức kháng cự).

Khi phần lớn các nhà giao dịch tin rằng một mức giá nhất định hay một vùng giá nhất định là tương đối thấp, áp lực mua sẽ xuất hiện và giá sẽ tăng lên, do đó giá bật lên khỏi mức hỗ trợ. Ngược lại khi phần lớn các nhà giao dịch tin rằng một mức giá hay một vùng giá cố định là tương đối cao, áp lực bán sẽ xuất hiện và giá sẽ đi xuống, do đó giá sẽ rớt khỏi mức kháng cự.

Một thực tế là các mức hỗ trợ và kháng cự thường được chú ý trước khi bị phá vỡ. Sự phá vỡ là một hiện tượng quan trọng vì nó tạo ra cơ hội tốt cho bất kỳ chiến lược giao dịch kỹ thuật nào của các nhà giao dịch. Bất cứ khi nào giá đến gần mức hỗ trợ và kháng cự quá khứ, các nhà giao dịch bắt đầu chú ý đến hành động giá và quan sát xem liệu mức giá này có giữ được hay bị phá vỡ. Các nhà giao dịch sau đó sẽ có hành động mua bán phụ thuộc vào hành động giá phản ứng như thế nào với một mức hỗ trợ hoặc kháng cự cụ thể.

Hành động giá đi ngang giữa một mức giá sàn hỗ trợ và một mức giá trần kháng cự được gọi là khung giao dịch.

Khung giao dịch giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ nằm ngang

Khung giao dịch xuất hiện khá thường xuyên trong thị trường tài chính. Nhiều nhà đầu tư xem khu vực củng cố nằm ngang là cơ hội giao dịch theo khung, tức là ua tại mức giá hỗ trợ và bán tại mức giá kháng cự. Nhiều nhà đầu tư khác lại xem khung giá là cơ hội giao dịch theo điểm phá vỡ, nghĩa là họ chờ điểm phá vỡ hướng lên từ mức giá kháng cự trần và điểm phá vỡ hướng xuống từ mức giá sàn hỗ trợ trước khi bắt đầu một giao dịch.

Mức hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại

Một khía cạnh vô cùng quan trọng và hữu ích trong trí nhớ về giá của các nhà giao dịch liên quan đến khái niệm hỗ trợ và kháng cự là khuynh hướng chuyển hóa lẫn nhau sau khi bị phá vỡ. Ví dụ giá phá vỡ hướng lên từ mức kháng cự, nhà phân tích kĩ thuật sẽ xem mức kháng cự bị phá vỡ trở thành một mức hỗ trợ mới. Tương tự thế, khi giá phá vỡ hướng xuống từ mức hỗ trợ, nhà phân tích kĩ thuật sẽ xem mức hỗ trợ bị phá vỡ là mức kháng cự mới. Trong tất cả các nguyên lý của phân tích kĩ thuật, nguyên lý chuyển hóa giữa mức kháng cự và mức hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng như nhau. Điều này là do hiện tượng mức kháng cự trở thành hỗ trợ và ngược lại thường xuyên xuất hiện trong tất cả các biểu đồ giá.

Xét ở khía cạnh tâm lý của nhà giao dịch, lý do hợp lý nhất đằng sau hiện tượng này là khi giá cổ phiếu phá vỡ mức hỗ trợ/kháng cự một cách thuyết phục, các nhà giao dịch bắt đầu tin rằng hành động giá sẽ đi vào một vùng giá mới.

Kháng cự của VCB bị phá vỡ thành hỗ trợ

Ví dụ, nếu một mức giá kháng cự quan trọng bị phá vỡ hướng lên, các nhà giao dịch đang ở vị thế bán khúng tại mức kháng cự những chưa kịp đóng vị thế sẽ bắt đầu cảm thấy hoảng sợ. Nếu giá giảm trở lại điểm phá vỡ, các nhà giao dịch này sẽ vô cùng hạnh phúc và lập tức thoát khỏi vị thế chấp nhận hòa vốn hoặc một khoản lỗ nhỏ. Khi các nhà giao dịch đóng vị thế bán khống bằng các mua lại, nó sẽ tạo nên một áp lực tăng giá mạnh tại mức kháng cự cũ, đồng nghĩ mức giá này đóng vai trò mới là điểm hỗ trợ. Bên cạnh đó, những nhà giao dịch đã bỏ lỡ cơ hội tham gia vào giao dịch phá vỡ, là khi giá phá vỡ và mức kháng cự lần đầu tiên, sẽ muốn tham gia vào đợt tăng giá mới. Nếu giá giảm trở lại mức tăng cũ, nhiều nhà giao dịch sẽ muốn gia tăng vị thế mua nhằm tham gia vào đợt tăng giá tiếp theo. Điều này càng tạo ra nhiều áp lực tăng giá tại mức giá phá vỡ và khiến mức giá này trở thành mức hỗ trợ.

Ngược lại, nếu một mức giá hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ hướng xuống, các nhà giao dịch đã mua tại mức hỗ trợ nhưng chưa kịp đóng vị thế này sẽ trở nên hoang mang. Nếu giá tăng trở lại mức hỗ trợ đã bị phá vỡ, tất cả các nhà giao dịch này sẽ rất vui mừng để thoát khỏi thị trường chấp nhận hòa vốn hoặc thu lỗ chút ít. Khi nhà giao dịch bán vị thế mua sẽ tạo ra áp lực giảm giá mạnh ngay tại mức hỗ trợ cũ, và khiến mức hỗ trợ cũ trở thành mức kháng cự.

Sau khi một mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng bị phá vỡ với xu lực mạnh mẽ, giá sẽ đi ra khỏi vùng giá cũ và tìm kiếm mức giá cân bằng tại vùng giá mới. Đường biên giới giữa vùng giá cũ và vùng giá mới là mức hỗ trợ/kháng cự đã bị phá vỡ, được kỳ vọng đóng vai trò là đường biên giá tương lai, tức trở thành mức hỗ trợ nếu trước đây là kháng cự và trở thành mức kháng cự nếu trước đây là hỗ trợ.

Quy tắc này là trọng tâm của lý thuyết hỗ trợ/kháng cự, và lý thuyết này cũng là chủ đề trung tâm của phân tích kĩ thuật. Nắm được bản chất của hỗ trợ, kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư có thể tự do ứng dụng các công cụ phân tích kĩ thuật để tìm ra nơi vào/ra lệnh hợp lý, giảm thiểu rủi ro nhất.

Nguồn: Essentials of Technical Analysis for Financial Markets – James Chen

Bài viết liên quan:

Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính & 3 lợi ích chỉ số mang lại –

Lưu ý khi giao dịch trên thị trường Bullish –

Lý do Pin bar hiệu quả –

Mây Ichimoku: Hướng dẫn sử dụng từ cơ bản đến nâng cao –

Mô hình cái nêm –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Game bài đổi thưởng