Đa phần nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật hiện tại đều sử dụng đồ thị nến bởi các nến giúp chúng ta dễ đọc được các biến động giá trong phiên với những nến mở cửa đóng cửa, giá cao nhất thấp nhất. Tuy nhiên còn một loại chart nữa đem lại sự rõ ràng và tinh tế cho người đọc đồ thị đó là line chart.
Dưới đây là đồ thị nến thông thường chúng ta quen thuộc. Đồ thị này cung cấp dữ liệu về giá tăng của cuối phiên so với đầu phiên, cho chúng ta cảm quan về sức mạnh của phiên thay đổi giá cao hay thấp, cung cấp giá cao nhất và giá thấp nhất. Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa ta có một nến xanh, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa ta có nến đỏ. Nhìn vào màu nến ta có thể hiểu được xem biến động của giá hôm nay tăng hay giảm so với đầu phiên. Hoặc ta cũng có thể chỉnh để xác định biến động giá đóng cửa hôm nay so với giá đóng cửa phiên hôm trước ở settings của đồ thị tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư.
Còn đây là đồ thị đường – line chart. Đồ thị này nối các điểm của giá đóng cửa trên đồ thị tạo thành các đường thẳng. Các đường này được xuất hiện liên tiếp nhau hình thành đường biến động của giá. Loại đồ thị này thường được sử dụng khi phân tích sự biến động của các chỉ số vĩ mô, vi mô theo thời gian để phục vụ cho mục đích dự báo.
Nhìn đồ thị đường này không cho chúng ta biết về các dữ liệu của giá trong phiên, tuy nhiên nó cung cấp một cái nhìn thoáng đáng hơn, giúp ta dễ dàng nhận ra một số mô hình mà nhìn đồ thị nến khó nhận biết được.
Ví dụ như có thể nhận ra mô hình vai đầu vai ở đồ thị line chart dễ dàng
Ở trên đồ thị nến chúng ta vẫn có thể nhận ra các mô hình, tuy nhiên điều đó đòi hỏi nhiều kinh nghiệm đọc đồ thị hơn vì đồ thị nến hơi rối, nhất là với những người mới bắt đầu. Với đồ thị linechart, tất cả mọi thứ dễ dàng hơn và sạch sẽ hơn giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận ra các mô hình khi nó xuất hiện
Ngoài ra nhà đầu tư có thể nhận biết được các xu hướng của sóng elliott rõ ràng hơn.
Đây là sóng nếu nhìn từ đồ thị nến. Hai con sóng lớn một sóng tăng và một sóng giảm. Trong mỗi con sóng đó đều có năm sóng nhỏ hơn.
Nhìn ở đồ thị nến có lẽ khá rối và khó nhất là với những người chưa đọc chart quen. Tuy nhiên nếu nhìn ở đồ thị linechart, ta thấy đơn giản hơn rất nhiều vì các đường rất thoáng nên dễ nhận ra từng đỉnh và đáy hơn.
Với đồ thị đường linechart, việc xác định các đáy, các đỉnh cũng đơn giản hơn và vì thế dễ xác định xu hướng hơn (đáy sao cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước là uptrend và downtrend có đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước).
Thêm vào đó, việc sử dụng linechart dễ dàng xác định vùng cung cầu làm kháng cự hỗ trợ hơn so với đồ thị nến. Như các khu vực dưới đây rất dễ nhìn ra nếu nhà đầu tư đọc trên đồ thị đường.
Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ sử dụng đồ thị đường để quyết định vào lệnh bởi đồ thị loại này thiếu rất nhiều thông tin về sự thay đổi của giá trong phiên. Cho nên linechart cũng nên chỉ là một công cụ hỗ trợ như các chỉ báo khác để gia tăng độ chính xác khi quan sát vào lệnh. Đồ thị nến nhật vẫn là công cụ chính với các price action hiệu quả thể hiện câu truyện phía sau sự thay đổi của giá.
Tất nhiên nhà đầu tư có thể sử dụng cả đồ thị nến và đồ thị đường cùng một lúc như sau:
Như trong biểu đồ của Tradingview có cung cấp chức năng này. Đường màu xanh chính là đồ thị đường linecharts bên cạnh đồ thị nến mặc định.
Tóm lại, đồ thị đường linechart cũng cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về sự thay đổi đường giá, nó giúp các nhà đầu tư dễ dàng nhận biết ra các mô hình kĩ thuật, các vùng cung cầu cũng như xu hướng của giá. Mong rằng nhà đầu tư có thể sử dụng đồ thị đường thành công trong hệ thống phân tích kĩ thuật của mình.
Bài viết liên quan:
Sử dụng trendline và mô hình đối với RSI –
Sự hội tụ trong phân tích kĩ thuật –
Thành công nhờ biết nghiên cứu và làm theo bí quyết của người thành công –
Thị trường Gấu là gì? Và bạn nên đầu tư thế nào khi gặp “Gấu” –
Tín hiệu dao cắt của ba đường MA và tín hiệu răng cưa –